Con quái thú hoành hành suốt 3 năm trời, hạ sát tới cả trăm người.
Người dân Gévaudan miền Nam nước Pháp kinh sợ trước những câu chuyện truyền miệng, kể lại về một con dã thú với “ngực rộng như con ngựa”, thân mình “dài như con báo đốm”. Đôi mắt rực lửa như màu lông của nó, con vật đồ sộ có thể đứng bằng hai chân sau, cắn vỡ hộp sọ người xấu số với chỉ một cú đớp từ hàm răng khỏe mạnh. Người ta còn kháo nhau rằng con vật miễn nhiễm với súng đạn, khi mà không một thợ săn nào thành công trong việc hạ gục con thú bí ẩn.
Nạn nhân đầu tiên của “Quái thú vùng Gévaudan” là Jeanne Boulet, một cô bé chăn cừu 14 tuổi. Nhiều cái chết khác diễn ra liên tục ngay sau Boulet và dường như con quái thích thú với phụ nữ và trẻ em hơn đàn ông. Suốt năm 1764, những vụ tấn công man rợ gây kinh động toàn nước Pháp. Tin tức lan truyền nhanh như cách người ta chạy khỏi chỗ tối khi mặt trời khuất núi.
Bản thân khu vực Gévaudan cũng bí ẩn với bầu không khí hoang vu lạnh lẽo, nằm xa ngoài vùng ngoại ô nước Pháp. “Khu vực có tiếng là xa xôi và cô lập, với xung quanh là các thế lực tự nhiên từ vùng rừng núi vẫn chưa chịu khuất phục trước con người“, Jay M. Smith, tác giả cuốn sách Những con quái vật vùng Gévaudan: Chặng đường tạo nên một con thú nói.
“Những truyền thuyết rất hay, rất mạnh mẽ, vô cùng đáng sợ mà lại không kém phần siêu phàm.” – Jay M. Smith
Gédauvan trở thành phông nền hoàn hảo cho một loạt các câu chuyện dựng tóc gáy. Thế nhưng với dân làng nơi đây, sự thực tàn bạo và đẫm máu khác hoàn toàn với trang giấy đẫm mực của báo chí. Một nghiên cứu hồi năm 1987 chỉ ra rằng trong 3 năm, con quái vật tấn công tổng cộng 210 lần, làm cho 113 người chết và 49 người bị thương. Một vài nghiên cứu khác lại không cho kết quả tương tự.
Nước Pháp của năm 1764 đang trong thời kỳ tăm tối: Chiến tranh Bảy năm vừa chấm dứt, nước Pháp chịu nhiều thất bại cay đắng, vua Louis XV mất đi nhiều vùng đất thuộc địa, tình hình kinh tế không mấy sáng sủa. Khi con quái thú bỗng xuất hiện, người dân Pháp vừa sợ vừa mừng: họ run rẩy trước những cuộc tấn công bạo tàn, nhưng lại có cái cớ để mọi người dân trong nước có thể cùng hướng về một mục đích chung.
Các vụ tấn công ban đầu không được ai để ý, nhưng khi tờ báo Courrier d’Avignon tung ra loạt bài mới, tìm hiểu về cuộc sống làng mạc xa khu trung tâm, người dân toàn quốc mới biết tới con thú vùng Gévaudan.
Các nhà chức trách chính thức vào cuộc. Étienne Lafont – đại diện chính quyền địa phương và Đội trưởng Jean Baptiste Duhamel – người đứng đầu lực lượng phòng vệ địa phương là những cá nhân đầu tiên tiến hành lùng bắt con thú có tổ chức. Có lúc, lực lượng tình nguyện lên tới 30.000 người. Họ tổ chức đội quân như đánh trận thật, sử dụng mồi có độc và thậm chí cải trang lính tráng thành phụ nữ để dụ con vật lộ diện.
Số tiền thưởng khi hạ gục được con thú lạ ngày một cao. Theo sử gia Jean-Marc Moriceau ghi lại, số tiền đã có lúc bằng với lương một năm của một công nhân chăm chỉ.
Báo chí viết nên những câu chuyện kì diệu: có những cá nhân đối diện với con thú vùng Gévaudan nhưng vẫn sống sót. Những đứa trẻ, những người phụ nữ mạnh mẽ trở thành biểu tượng nhấn mạnh phẩm chất của người nông dân. Có hai câu chuyện như thế:
Người làng thành công, nhưng thợ săn tới từ mọi miền đất nước đều thất bại. Càng ngày, hình dáng con quái thú (dựa theo lời truyền miệng của người dân) lại càng bị biến tấu. Trong những báo cáo ban đầu của Lafont, người ta nói rằng nó to hơn con sói nhiều, mũi dài và lông bờm xờm, nghe mô tả giống con linh cẩu.
Duhamel lại nói rằng con vật “ngực rộng như nhựa, thân dài như báo” và “lông đỏ rực với từng sọc dài đen“. Ông kết luận rằng ai nhìn thấy con vật cũng sẽ nghĩ nó lai sư tử, còn lai với con gì thì chưa biết.
Có những cá nhân khác khẳng định rằng con thú có khả năng siêu nhiên. “Nó có thể đi bằng hai chân sau, lớp da ngoài phản lại được cả đạn, mắt nó rực lửa, có khả năng cải tử hoàn sinh và kĩ năng vồ rất kinh khủng“.
Khi không thợ săn nào hoàn thành được sứ mệnh khó khăn, nhà vua đã cử chính hộ vệ tài ba nhất của mình, François Antoine tham gia cuộc truy lùng. Cùng với con trai và một đoàn tùy tùng lớn, Antoine lùng sục khu vực rừng núi quanh Gévaudan. Đến tháng Chín năm 1764, Antoine đã đi săn thành công. Ông mang về Versailles xác một con sói cực lớn, nhận phần thưởng từ vua Louis XV và sự biết ơn của dân làng.
Chưa đầy hai tháng sau, tiếp tục có những nạn nhân mới, các vết thương giống y như lần trước. Suốt 18 tháng tiếp theo, vẫn có thứ gì đó lẩn khuất trong rặng cây, dõi theo người dân làng vô tội, số người chết rơi vào khoảng 30 tới 35 người. Thế nhưng vua Louis XV tin rằng con thú đã bị cận vệ thân tín của mình hạ sát, không giúp đỡ tận tình người dân Gévaudan nữa.
Không còn được trợ cấp về nhân lực cũng như hỏa lực, dân làng làm việc đáng lẽ ra họ phải thực hiện từ đầu: tự mình săn lùng con thú hung ác. Tại sao lại nói vậy? Thợ săn từ khu vực khác không quen thuộc địa hình Gévaudan và cũng không thông thạo ngôn ngữ địa phương để việc điều tra, săn bắn được thuận lợi.
Và giữa những người thường, một vị anh hùng xuất hiện. Anh nông dân và cũng là chủ quán trọ địa phương Jean Chastel, người đã đi săn cùng Antoine trong những lần trước đây, bị bỏ tù vì lỡ dẫn Antoine cùng đội đi săn vào một cái đầm lầy bẩn thỉu. Thế nhưng khi anh hạ sát được con thú hung ác vào ngày 19 tháng Sáu năm 1767, người ta chẳng nghĩ gì tới tội trạng trước đây của Chastel nữa.
Jean Chastel tuyên bố mình bắn chết con thú bằng đạn làm từ bạc nguyên chất.
Những vụ tấn công kết thúc, thế nhưng mọi bí ẩn vẫn còn đó: con thú là giống loài gì? Các học giả, các nhà sử học và các nhà nghiên cứu vẫn tranh cãi bấy lâu. Có người cho rằng đó là một con sư tử xổng ra từ đâu đó, có người gợi ý đó là một sinh vật tiền sử tồn tại tới thời điểm bấy giờ, có người quay ra nghi ngờ Chastel chính là người nuôi con thú.
Một mất mười ngờ, mất đồ còn vậy huống chi mất mạng.
Ông Smith lại có giả thuyết … đơn giản hơn nhiều. “Lời giải thích hợp lý nhất và nhiều khả năng đúng nhất, đó là Gévaudan có rất nhiều sói“, ông nói. Rất có thể nhiều con sói gây ra nhiều vụ tấn công khác nhau, nhưng vì đều là sói nên cách chúng hạ sát người vô tội chẳng khác nhau là mấy.
Có lý lắm. Nhiều vùng nước Pháp thời điểm bấy giờ đang bị sói tấn công liên miên, ước tính có tới 9.000 người tử vong trong giai đoạn cuối thể kỷ 16, đầu thế kỷ 19. Nhưng điều khiến cho khu vực Gévaudan nổi bật hơn cả là tính chất đẫm máu của từng vụ việc, tỉ lệ tử vong cao hơn hẳn các vùng khác.
Hơn 200 năm sau thời điểm Quái thú vùng Gévaudan hoành hành, người ta vẫn cứ kể những câu chuyện sởn gai ốc về nó.
Gương Đèn trang trí
Gương trang trí
Gương Decor
Đèn trang trí
Đèn Decor
Gương Đèn Decor
Các bài viết sản phẩm gương đèn trang trí cao cấp Hùng Iota
Xem thêm những bài viết liên quan:
- Sự kiện địa lý ở trường không dạy bạn
- Tác phẩm nghệ thuật đường phố khiến chúng ta ngưng thở .
- Trắc nghiệm tôi là ai?
- Những điều cần làm để hâm nóng tình cảm vợ chồng ?
- Tiết lộ bệnh qua vị trí đau bụng!
- Những gì bản thân khao khát sẽ được tiết lộ .
- 10 cách để làm bàn chân đẹp hơn .
- Phát minh đã biến mất khỏi thế giới .
- Áp lực của các bà mẹ khi chăm sóc con cái
- Xu hướng thời trang trang điểm 2019