Quyết liệt thực hiện Nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội về phòng cháy
Quyết liệt thực hiện Nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội về phòng cháy
Dù đã được quan tâm, song việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2022/NQ-HĐND ngày 6-7-2022 của HĐND thành phố Hà Nội quy định việc xử lý các cơ sở không bảo đảm yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội được đưa vào sử dụng trước khi Luật Phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực và Nghị quyết số 26/NQ-HĐND ngày 22-9-2023 về các biện pháp tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn thành phố của một số địa phương, đơn vị còn chậm.
Sau phiên chất vấn nội dung này tại kỳ họp thứ mười bảy HĐND thành phố (tháng 7-2024), chính quyền thành phố đã tập trung thực hiện các giải pháp quyết liệt hơn.
UBND Huyện Thanh Trì tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ phối hợp nhiều lực lượng cấp huyện năm 2024 trên địa bàn. |
Tiến độ thực hiện còn chậm
Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Lê Hồng Sơn cho biết, UBND thành phố đã ban hành kế hoạch, phân rõ trách nhiệm cho từng ngành, đơn vị. Song, việc thực hiện 2 nghị quyết của HĐND thành phố tại các đơn vị còn chậm, không bảo đảm chỉ tiêu, yêu cầu, lộ trình đã đề ra. UBND thành phố đã ban hành các văn bản đôn đốc, chấn chỉnh, nghiêm túc phê bình thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã để xảy ra các tồn tại, hạn chế, thiếu sót; làm rõ trách của tập thể, cá nhân có liên quan (nếu có) trong việc thực hiện không nghiêm chỉ đạo của thành phố.
Bên cạnh đó, UBND thành phố đã chỉ đạo Công an thành phố đôn đốc các đơn vị, cơ sở thực hiện Nghị quyết của HĐND thành phố, trong đó, yêu cầu Công an 30 quận, huyện, thị xã đăng ký thời hạn hoàn thành đối với 100% cơ sở thuộc diện điều chỉnh của Nghị quyết số 05/2022/NQ-HĐND bảo đảm theo chỉ tiêu thành phố giao (năm 2024 ít nhất 70%, năm 2025 hoàn thành 100%).
Đến thời điểm hiện tại, có 2.961 cơ sở đã cam kết lộ trình, thời hạn khắc phục; 2.953 cơ sở đã xây dựng kế hoạch thực hiện; 2.915 cơ sở đã được UBND cấp huyện phê duyệt cam kết, kế hoạch thực hiện; 719 cơ sở đã khảo sát, lập dự toán kinh phí; 144 cơ sở đã lập hồ sơ thiết kế; 111 cơ sở đã triển khai thi công; 94 cơ sở đã hoàn thành khắc phục các tồn tại về phòng cháy, chữa cháy.
UBND Huyện Thanh Trì tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ phối hợp nhiều lực lượng cấp huyện năm 2024 trên địa bàn. |
Tăng cường chỉ đạo, đôn đốc khắc phục tồn tại
UBND thành phố đã chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực này, nhất là nguyên nhân triển khai chậm. Trong đó, có 2 đơn vị là quận Hoàn Kiếm và huyện Mỹ Đức chưa hoàn thành việc đôn đốc cơ sở xây dựng kế hoạch, ký cam kết lộ trình thực hiện và phê duyệt kế hoạch cam kết lộ trình thực hiện của cơ sở; 20 đơn vị: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Đông Anh, Mê Linh, Thanh Trì, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông, Sơn Tây, Thường Tín, Phú Xuyên, Hoài Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai, Mỹ Đức chưa hoàn thành việc đôn đốc cơ sở khảo sát, lập khái toán kinh phí thực hiện.
Đáng lưu ý, một số đơn vị vẫn để xảy ra tình trạng sót, lọt cơ sở trên địa bàn quản lý như: Ba Đình (tăng 21 cơ sở), Hoàn Kiếm (tăng 5 cơ sở), Bắc Từ Liêm (tăng 3 cơ sở), Gia Lâm (tăng 1 cơ sở). Tiến độ khắc phục các nội dung tồn tại về phòng cháy chữa cháy của các cơ sở còn rất chậm, đến thời điểm hiện tại mới có 94/2980 cơ sở hoàn thành việc khắc phục các tồn tại về phòng cháy chữa cháy, đạt 3,1%.
Nguyên nhân do số lượng cơ sở thuộc diện điều chỉnh của Nghị quyết 05/2022/NQ-HĐND trên địa bàn thành phố là rất lớn (2.980 cơ sở), trong đó cơ sở thuộc loại hình chung cư, nhà tập thể cũ chiếm 60,36% (1.799 cơ sở). Nguồn kinh phí để tổ chức khắc phục các tồn tại về phòng cháy chữa cháy là rất lớn, việc bố trí nguồn ngân sách thực hiện cần nhiều thời gian, thực hiện từng bước theo lộ trình, giai đoạn; một số cơ sở ngoài nguồn ngân sách nhà nước gặp khó khăn trong việc bố trí kinh phí tổ chức thực hiện khắc phục.
Cùng với đó, một số UBND quận, huyện, thị xã chưa thực sự quan tâm, quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện nghị quyết, kế hoạch của thành phố; vẫn còn tình trạng giao khoán cho cơ quan công an cấp huyện, tinh thần trách nhiệm chưa cao, coi nhẹ công tác thống kê, rà soát, báo cáo; chưa chủ động nghiên cứu, đưa ra các giải pháp tháo gỡ đối với các tồn tại, hạn chế, vướng mắc.
Công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã còn chưa chặt chẽ, chưa kịp thời xử lý đối với các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
Một số người đứng đầu các cơ sở chưa nhận thức đầy đủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở; chưa quan tâm đến công tác đầu tư, bảo dưỡng trang thiết bị về phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở…
Số cơ sở thuộc diện điều chỉnh của Nghị quyết sử dụng ngân sách nhà nước là rất lớn 2.481 cơ sở (chiếm 83,5% trên tổng số cơ sở), trong đó có 298 cơ sở sử dụng ngân sách cấp trung ương (chiếm 10%); 829 cơ sở sử dụng ngân sách cấp thành phố (chiếm 27,8%); 1.354 cơ sở sử dụng ngân sách cấp huyện (chiếm 45,4%). Đến nay, phần lớn các cơ sở này vẫn chưa chủ động khái toán kinh phí để báo cáo các cấp có thẩm quyền bố trí ngân sách thực hiện khắc phục các tồn tại về phòng cháy, chữa cháy bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành.
Trước khó khăn, hạn chế trên, thời gian tới, UBND thành phố sẽ đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả, đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, nguy cơ, nguyên nhân có khả năng dẫn đến cháy, nổ và hướng dẫn biện pháp, kỹ năng thoát hiểm, thoát nạn, xử lý các tình huống khi có cháy, nổ xảy ra nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở và người dân.
UBND thành phố sẽ chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục tổ chức rà soát, đánh giá lại tiến độ thực hiện khắc phục các tồn tại của cơ sở để hướng dẫn cơ sở khắc phục ngay các tồn tại, hạn chế. Đối với các cơ sở đã cam kết hoàn thành trong năm 2023 mà chưa thực hiện theo đúng cam kết, phải làm việc và yêu cầu cơ sở cam kết lại và hoàn thành khắc phục ngay. Đồng thời, các quận, huyện, thị xã quyết liệt hơn nữa trong việc triển khai thực hiện, năm 2024, hoàn thành 70% và năm 2025 hoàn thành việc khắc phục các tồn tại về phòng cháy, chữa cháy đối với 100% cơ sở trên địa bàn quản lý. Đặc biệt, UBND thành phố chỉ đạo khắc phục ngay đối với trụ sở HĐND, UBND không bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy được đưa vào hoạt động trước khi Luật Phòng cháy chữa cháy có hiệu lực trên địa bàn, hoàn thành trong năm 2024.
Bạn đang đọc Tin tức xây dựng trên website hungday.com
Anh chị là chủ thầu xây dựng cần đang cần tìm hiểu các mẫu giường gội đầu liên hệ ngay bên này là xưởng sản xuất giường gội đầu tại hà nội nhé: https://hungiota.com/xuong-san-xuat-giuong-goi-dau-duong-sinh-tai-ha-noi/