Rửa tiền: Hệ lụy nghiêm trọng và thực trạng tại Việt Nam

Rửa tiền: Hệ lụy nghiêm trọng và thực trạng tại Việt Nam

Nếu phải liệt kê các loại tội phạm nguy hiểm, chắc hẳn các bạn sẽ nghĩ ngay đến những tập đoàn mafia tại Ý, tổ chức khủng bố tại Pakistan hay các đường dây buôn lậu chất cấm lớn ở đặc khu Tam giác vàng. Tuy nhiên, còn 1 loại tội phạm tinh vi, khó bị điều tra hơn rất nhiều, bạn sẽ rất ít nghe được thông tin về hoạt động của chúng nhưng chúng lại có liên quan đến tất cả các loại tội phạm nguy hiểm kể trên. Đó chính là tội phạm rửa tiền.

Tại Việt Nam, hoạt động rửa tiền không quá mới, đã ghi nhận những vụ án lớn như Vạn Thịnh Phát hay đường dây đánh bạc nghìn tỷ do Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam cầm đầu. Tuy nhiên những quy định về xử lý hay phòng chống hoạt động này của chúng ta vẫn còn khá lỏng lẻo. Đó chính là lý do mà trong năm 2023, Việt Nam đã bị đưa vào vào danh sách giám sát tăng cường về hoạt động rửa tiền (Danh sách Xám) của lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế về chống rửa tiền (FATF).

Vậy thì, rửa tiền là gì, nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng thế nào cho nền kinh tế và thực trạng rửa tiền tại Việt Nam hiện tại ra sao? Hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé.

– Định nghĩa

Tuy nhiên các khoản tiền đó sẽ không thể thoải mái sử dụng được (Ví dụ bạn làm việc văn phòng lương 10 triệu mà tự nhiên có vài chục tỷ gửi ngân hàng hay mua đất thì sẽ bị cơ quan chức năng nghi ngờ nguồn gốc số tiền ngay). Do đó cần phải có cách biến những khoản tiền bẩn đó thành tiền sạch. Và các hoạt động “làm sạch” như vậy được gọi là rửa tiền.

Hoạt động che dấu tiền bẩn thực chất đã tồn tại từ thời kỳ cổ xưa, gắn liền với sự lâu đời của chính hệ thống tiền tệ. Ở Trung Quốc, các thương gia từ 2000 năm trước đã có nhiều hoạt động nhằm che giấu tài sản của họ không để vua biết được, để tránh nguy cơ bị tịch thu tài sản và bị trục xuất ra khỏi vương quốc. 

+ Bước 1 (Sắp xếp – Placement): tội phạm bắt đầu chọn 1 địa điểm an toàn và phù hợp để gửi tiền bẩn vào, đây cũng là giai đoạn dễ bị phát hiện nhất, vì chỉ cần số tiền gửi vào cao bất thường thì các ngân hàng và cơ quan chức năng sẽ nghi ngờ ngay lập tức.

Vụ án Vạn Thịnh Phát có thể miêu tả rõ hoạt động này, khi mà 420.000 tỉ đồng tham nhũng từ SCB được bà Trương Mỹ Lan chỉ đạo chuyển qua lại giữa các tài khoản của 483 cá nhân và 450 pháp nhân, cuối cùng rút tiền mặt ra để cắt đứt dòng tiền.

Việc mua tài sản gái trị cao (trang sức, bất động sản, xe sang,…) và để người thân đứng tên là cách phổ biến nhất để cất giấu tiền bẩn. 

Vụ án Mr.Pip gần đây là ví dụ điển hình của hoạt động này, khi mà số tiền bẩn của kẻ chủ mưu vụ án hơn 5200 tỷ được đầu tư vào nhiều tài sản có giá như: 125 bất động sản, 31 siêu xe, 890 miếng vàng sjc, 246 kg vàng, cùng 1 cơ số đồng hồ, túi xách hàng hiệu các loại.

– Thành lập doanh nghiệp

Ví dụ bạn có 1 dòng tiền phạm pháp ở Mỹ và thành lập 1 công ty ma X tại Panama để rửa dòng tiền đó. Công ty X có thể làm về lĩnh vực xuất khẩu hàng điện tử, có 1 vài nhân viên và thậm chí chỉ cần văn phòng ảo cũng được. Sau đó bạn ký hợp đồng mua bán với công ty X và trả tiền vào tài khoản công ty tại Panama. Vậy là số tiền bẩn đã dễ dàng được rửa sạch thành lợi nhuận của công ty X, còn lô hàng điện từ kia thì có giao hay không cũng chả ai quan tâm. Cuối cùng mục đích đặt trụ sở ở các thiên đường thuế là để khi dòng tiền đã rửa sạch được rút ra như 1 khoản lợi nhuận của công ty thì hoàn toàn không phải chịu thuế, hoặc thuế cực thấp.

– Chuyển tiền ra nước ngoài

Giống như trong vụ Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan có thể chuyển cả trăm nghìn tỷ VND ra nước ngoài mà không bị phát hiện nhờ lập khống các hợp đồng chuyển nhượng và góp vốn cho các công ty ma ở nước ngoài. 

3, Hệ lụy

Mặc dù có nhiều phương pháp rửa tiền nhưng điểm giống nhau của chúng là đều sẽ ảnh hưởng đa chiều lên toàn bộ nền kinh tế cũng như từng cá nhân trong nền kinh tế đó. Các tác động có thể kể đến như:

– Mất uy tín quốc gia và hạn chế đầu tư nước ngoài.

Điều này ko chỉ áp dụng với quốc gia mà còn là tất cả các doanh nghiệp nằm trong quốc gia đó. Từ đó ta có hệ lụy tiếp theo.

– Làm suy yếu nền kinh tế 

Thêm vào đó, nếu dòng tiền bẩn chảy vào các loại tài sản đầu tư (Bất động sản, Chứng khoán) sẽ làm tăng giá ảo, gây ra lạm phát, tăng chi phí và gia tăng sự bất bình đẳng. Từ đó sẽ khiến việc đầu tư, kinh doanh của các cá nhân khác trở nên khó khăn hơn và kìm hãm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế chung.

– Bất ổn hệ thống tài chính 

Việc rửa tiền thành công đồng nghĩa với tư duy rằng các hoạt động phạm tội có thể thành công và mang lại khoản lợi nhuận khổng lồ. 1 đất nước còn được xem là nơi trú ẩn an toàn cho hoạt động rửa tiền thì khi đó vẫn còn có nhiều khả năng nước đó có sức lôi cuốn tội phạm và thúc đẩy tham nhũng. 

Theo báo cáo từ NHNN mỗi năm ước tính có trên 11000 vụ án liên quan đến hoạt động rửa tiền. Tuy nhiên số vụ được xét xử thì vẫn là rất ít so với con số trên. Lý do là bởi, tại nhiều nước trên thế giới, hình thức xử lý nghi phạm sẽ giống cách tư duy ngược phía đầu bài mình có đề cập, tức là nếu cá nhân không chứng minh được tài sản là hợp pháp thì sẽ nghiễm nhiên bị tịch thu, do đó việc kết tội sẽ đơn giản hơn. Tuy nhiên, ở nước ta, quy định lại giống tư duy xuôi, tức là cơ quan chức năng phải tìm được đủ bằng chứng mới có thể kết luận tài sản đó là phi pháp hay không. Cộng hưởng với các phương pháp rửa tiền ngày càng tinh vi khiến cho việc khép tội rửa tiền rất khó và tốn nhiều thời gian.

Hệ lụy mà rửa tiền gây ra không chỉ có tác động đến nền kinh tế nói chung (giảm uy tín quốc gia, suy yếu nền kinh tế) mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến từng cá nhân trong nền kinh tế đó nói riêng (tăng tội phạm, tham nhũng, bùng nổ giá tài sản, gia tăng bất bình đẳng). Do đó, hiểu rõ các thủ đoạn của đối tượng phạm tội là bước đầu giúp chúng ta chủ động phòng ngừa và tránh trở thành nạn nhân xấu số của chúng.

Trang cá nhân tác giả: Facebook

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *