Sách tâm lí, chữa lành hay làm người thường thành “què” ?
Tháng bảy 17, 2024
Giới thiệu
Khác với những bài viết khác, mình xin phép được sử dụng giọng văn châm biến, hài hước hơn một chút để “giải nhiệt” cho chủ đề có phần nặng nề này. Tuy nhiên, xin cam đoan rằng sự khách quan và chính xác vẫn được đặt lên hàng đầu.
Lưu ý: Bài viết này không dành cho những ai đang gặp khủng hoảng tinh thần vì nó có thể khiến bạn thêm khó chịu và hoài nghi, ảnh hưởng đến việc tìm kiếm giải pháp. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tránh xa “hiệu ứng giả dược” thường thấy trong tâm lý học công nghiệp áp dụng cho những quyển sách “giả” tâm lý, hãy mạnh dạn đọc tiếp!
Sơ lược về việc hình thành nguồn gốc ra đời của sách tâm lý
Niềm đam mê thấu hiểu tâm trí con người đã nhen nhóm từ thời Hy Lạp cổ đại, khi các nhà triết học như Socrates, Plato, và Aristotle đặt nền móng cho những suy ngẫm sâu sắc về bản chất con người. Họ đã đặt ra những câu hỏi hóc búa về tâm hồn và hành vi, mở ra một hành trình khám phá dài đằng đẵng. Đến thế kỷ 19, Wilhelm Wundt được vinh danh là cha đẻ của ngành tâm lý học hiện đại khi thành lập phòng thí nghiệm đầu tiên tại Leipzig, Đức. Khoa học đã len lỏi vào lĩnh vực này, mở ra cánh cửa cho những phương pháp nghiên cứu bài bản, đặt nền tảng cho sự phát triển bùng nổ của sách tâm lý.
Thế kỷ 20 là thời đại của những nhà tâm lý học vĩ đại như Sigmund Freud, Carl Jung, và B.F. Skinner. Họ đã cống hiến những lý thuyết đột phá, góp phần định hình nên các nhánh tâm lý học khác nhau, đồng thời truyền cảm hứng cho vô số tác phẩm sách tâm lý giá trị. Ngày nay, sách tâm lý là một thế giới phong phú, đa dạng với vô vàn chủ đề, từ tâm lý học phát triển, tâm lý học xã hội đến tâm lý học lâm sàng, cung cấp cho độc giả những kiến thức chuyên sâu và bài học thực tế về đời sống tinh thần.
Lợi ích ban đầu mọi người muốn hướng đến
Kho tàng tri thức tâm lý ngày nay như một vườn hoa rực rỡ, muôn màu muôn vẻ, là nguồn tài nguyên quý giá dành cho bất kỳ ai khao khát khám phá bản thân và thế giới nội tâm của những người xung quanh. Nhờ có những cuốn sách này, bức tường vô hình giữa con người được xóa nhòa, thay thế bằng sự đồng cảm, thấu hiểu và lòng yêu thương.
Từ những cẩm nang quản lý stress hiệu quả, bí quyết xây dựng mối quan hệ lành mạnh đến hướng dẫn tự chăm sóc sức khỏe tinh thần, mỗi trang sách mở ra là một cánh cửa dẫn lối độc giả đến với nhận thức sâu sắc về bản thân và kỹ năng sống cần thiết để giúp bản thân mình sống hạnh phúc và tốt hơn.
Tuy nhiên, bản chất con người vốn dĩ phức tạp và đôi khi mang tính hai mặt, điều này cũng thể hiện rõ ràng trong lĩnh vực sách tâm lý. Bên cạnh những giá trị tích cực, sách tâm lý cũng tiềm ẩn nguy cơ bị biến tướng thành công cụ kiếm tiền cho một số tác giả và nhà xuất bản thiếu tâm huyết.
Hậu quả là thị trường sách tâm lý trở nên bão hòa với vô số tựa sách kém chất lượng, gây lãng phí thời gian và tiền bạc cho người đọc, đồng thời làm giảm niềm tin vào những tác phẩm tâm lý giá trị thực sự.
Con gà đẻ trứng vàng
Sách tâm lí là ” con gà đẻ trứng vàng ” đúng nghĩa đối với các nhà xuất bản sách ngày nay, tại sao mình nói vậy?
Bạn có nhận thấy rằng hiện nay, mọi người có xu hướng tìm đọc sách tâm lý nhiều hơn so với ngày xưa rất nhiều không? Điều này hoàn toàn dễ hiểu thôi. Trước đây, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như chiến tranh, đói nghèo, dịch bệnh,… khiến thời gian và tâm trí để quan tâm đến bản thân trở nên xa xỉ. Nhưng ngày nay, với sự ổn định về mặt xã hội và kinh tế, không còn chiến tranh, đói nghèo giảm đáng kể, và dịch bệnh cũng không còn đáng lo ngại như trước, chúng ta có điều kiện thuận lợi hơn để chăm sóc sức khỏe tinh thần và khám phá bản thân.
Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc mọi thứ trở nên dễ dàng. Thay vào những nguy cơ sinh tồn trực tiếp, con người hiện đại phải đối mặt với vô số áp lực khác đến từ công việc, học tập, các mối quan hệ, v.v. Câu nói “Bần cùng sinh đạo tặc, phú quý sinh lễ nghĩa” của ông cha ta phần nào phản ánh thực trạng này. Khi con người có đủ điều kiện vật chất, họ bắt đầu quan tâm đến những giá trị tinh thần cao hơn, bao gồm cả việc chăm sóc sức khỏe tinh thần và phát triển bản thân.
Nhận ra “mỏ vàng” tâm lý học, các “nhà thầu tinh thần” đã ồ ạt nhảy vào khai thác, biến thị trường sách tâm lý thành một “công xưởng sản xuất” nhộn nhịp. Máy in chạy ngày đêm chỉ để ra hàng loạt “thực phẩm tinh thần” với tốc độ chóng mặt, chất lượng thì … “tùy duyên”.
Có tâm thì đúc sách, vô tâm thì xào nấu, miễn là dính đến tâm lý học – đề tài “hái ra tiền” là được. Cái gì bán chạy? Sách về “yêu”, “hạnh phúc”, “thành công” – in ầm ầm, chất đống như núi. Còn những vấn đề tâm lý phức tạp, nhạy cảm? Bỏ mặc, thị trường không ưa!
Độc giả như lạc vào mê trận, hoa mắt chóng mặt bởi vô số tựa sách với lời hứa hẹn “thay đổi cuộc đời”. Nào là “Bí kíp hạnh phúc sau 30 ngày”, “Bí quyết thu hút vận may bằng tâm trí”, “7 bước để trở thành tỷ phú bằng tư duy tích cực”,…
Nhưng đằng sau những lời chào mời sáo rỗng ấy, liệu có bao nhiêu giá trị thực sự? Hay chỉ là những chiêu trò marketing đánh vào tâm lý người tiêu dùng? Những cuốn sách này, có lẽ, chỉ đang tô vẽ thêm sự hỗn loạn, khi mà sự thật và giá trị thực lại bị che lấp bởi lớp vỏ hào nhoáng của những câu chữ rỗng tuếch.
Hiệu ứng giả dược: “Thuốc Vàng” hay “Trò lừa bịp tinh vi”?
Bạn đã từng “lừa” được cơ thể mình khỏe mạnh hơn chưa? Tin hay không thì tùy, nhưng chính niềm tin mù quáng vào những viên “vàng” ấy lại có thể tạo nên phép màu mang tên hiệu ứng giả dược.
Hãy tưởng tượng, bạn đang ôm ấp viên “thuốc thần” trong tay, lòng tràn đầy hy vọng về sự thuyên giảm của cơn đau nhức dai dẳng. Niềm tin mãnh liệt ấy len lỏi vào từng tế bào, kích hoạt hệ thống thần kinh, giải phóng endorphin – “hormone hạnh phúc” – và xua tan đi những cơn đau phiền toái.
Thật vi diệu làm sao! Một viên “kẹo đường” vô hại lại có thể đánh lừa bộ não, khiến bạn cảm thấy khỏe khoắn và lạc quan hơn. Nghe có vẻ “lừa bịp”, nhưng hiệu ứng giả dược đã được khoa học chứng minh và trở thành “công cụ đắc lực” trong hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh lý, từ đau nhức, lo âu đến cả trầm cảm. Giúp ta cảm thấy yêu đời hơn và có sức sống mãnh liệt hơn trong việc chiến đấu với bệnh tật.
Nhưng liệu chúng ta có đang bị “bội thực” vì những viên “kẹo đường” này?
Ông cha ta đã nói rồi “cái gì nhiều quá cũng không tốt”, sử dụng hiệu ứng giả dược cũng vậy. Giữa vô số lời hứa hẹn “thần thánh” từ những quyển sách tâm lí thiếu chất lượng đấy, ta dễ dàng bị “ngộ độc” bởi niềm tin mù quáng. Việc lạm dụng “kẹo đường” có thể khiến ta đánh mất niềm tin vào bản thân, vào khả năng tự chữa lành của cơ thể, thậm chí trở nên “lạc lối” và phụ thuộc hoàn toàn vào những lời hứa suông. Đó cũng là hiện tượng phổ biến với các sách tâm lí hiện nay.
Trào lưu ngốc nghếch
“Vậy không đọc sách tâm lý nữa là được chứ gì?” Chắc hẳn nhiều bạn đọc đang nghĩ vậy, tưởng rằng tránh được sách tâm lý “dởm” là an toàn tuyệt đối, nhưng mình nghĩ bạn nên ” dẹp ” cái suy nghĩ đó nhé vì mạng xã hội không để bạn yên đâu.
Mạng xã hội mênh mông như biển cả, nơi mà “thông tin sai lệch” tung hoành ngang dọc, biến “chữa lành tâm hồn” thành trò hề hước cho thiên hạ.
Hội nhóm tâm lý mọc lên như nấm sau mưa, mỗi hội nhóm một “bác sĩ tâm lý”, mỗi “bác sĩ” một “liều thuốc tinh thần” vạn năng. “Like” cái là được chẩn đoán, “share” cái là được trị liệu, “comment” cái là tiễn biệt muộn phiền.
Đừng vội tin tưởng những lời đường mật ấy bạn nhé! Bởi ẩn sau màn ảnh lung linh là vô số “thầy tu giả”, “cao nhân đạo mạo”, lợi dụng tâm lý con người để trục lợi.
Họ vẽ vời viễn cảnh tươi đẹp trước mặt bạn, khiến bạn mất cảnh giác. Bạn mang trong mình tâm trạng đầy tổn thương với mong muốn được chữa lành, nhưng rồi nhận lại được gì? Tiền mất tật mang, và sự mong manh của bạn lại càng thêm mong manh.
Thế giới tâm lý vốn phức tạp và tinh vi, không thể giải quyết trong vài câu nói hay vài bài đăng. Hãy tỉnh táo, hãy sáng suốt, và đừng để bản thân trở thành “con mồi” cho những kẻ “chữa bệnh bằng lời nói”.
Hãy nhớ rằng, “chữa lành” đích thực đến từ sự thấu hiểu bản thân, từ quá trình nỗ lực và kiên trì chứ không phải từ những lời hứa suông.
Liệu hi vọng còn tồn tại?
Mình đoán có lẽ nhiều bạn sẽ trở nên bi quan trước những dẫn chứng mình đưa ra về tình trạng sách tâm lý thiếu chất lượng tràn lan trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, đừng lo lắng, vẫn còn rất nhiều hy vọng cho bạn.
Đúng là có những cuốn sách chỉ mang tính chất giải trí, thậm chí còn chứa đựng thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức và hành vi của người đọc. Ví dụ như, một số đầu sách tâm lý học đường trích dẫn những phương pháp giáo dục lỗi thời, cổ súy cho việc áp đặt và trừng phạt trẻ em, đi ngược lại với các nghiên cứu khoa học về tâm lý phát triển. Hay như một số cuốn sách self-help đưa ra những lời khuyên sáo rỗng, thiếu thực tế, khiến người đọc hoang mang và thất vọng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều tác phẩm tâm lý giá trị thực sự, sẵn sàng mang lại cho bạn kiến thức và sự chữa lành mà bạn cần. Ví dụ như, bộ sách “Đắc nhân tâm” của Dale Carnegie đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên thế giới với những bài học về kỹ năng giao tiếp và ứng xử hiệu quả. Hay như cuốn “Sống trọn vẹn mỗi giây phút” của nhà sư Thích Nhất Hạnh đã giúp nhiều người tìm thấy bình yên và an lạc trong tâm hồn.
Điều quan trọng là bạn cần kiên nhẫn tìm kiếm và chọn lọc. Hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia, dựa vào nguồn đánh giá uy tín và chọn sách phù hợp với nhu cầu và bản thân. Đọc sách tâm lý là một hành trình khám phá bản thân và thế giới xung quanh. Hãy biến nó thành một trải nghiệm thú vị và bổ ích, giúp bạn hoàn thiện bản thân và sống một cuộc sống ý nghĩa hơn.
Đối với tình trạng mình đã đề cập trên làm sao chúng ta có thể hạn chế nó? Sau đây mình sẽ đưa ra 4 giải pháp sau.
Nâng cao nhận thức
Mình nghĩ đây là điều vô cùng quan trọng, bởi người đọc cần phải trang bị kiến thức để phân biệt thông tin chính thống và sai lệch. Việc tiếp nhận thông tin sai lệch có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nhận thức, tư duy, hành vi và cuộc sống của bản thân, đồng thời góp phần lan truyền thông tin sai lệch trong cộng đồng, tạo ra những hệ lụy tiêu cực cho xã hội.
Ví dụ, một số thông tin sai lệch về sức khỏe có thể khiến bạn áp dụng những phương pháp điều trị không phù hợp, dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Hay những thông tin sai lệch về lịch sử có thể khiến bạn có cái nhìn sai lệch về quá khứ, ảnh hưởng đến nhận thức về hiện tại và tương lai.
Do đó, trang bị kiến thức để phân biệt thông tin chính thống và sai lệch là kỹ năng thiết yếu trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay. Điều này giúp bạn tiếp nhận thông tin một cách thông minh, sáng suốt, đưa ra quyết định đúng đắn trong cuộc sống, trở thành người tiêu dùng thông minh và góp phần thúc đẩy thị trường xuất bản phát triển theo hướng tích cực.
Hãy tìm hiểu thông tin từ các nguồn uy tín như báo chí chính thống, trang web của các tổ chức quốc tế, sách của các chuyên gia uy tín,… Tham khảo ý kiến của những người có hiểu biết và học cách đánh giá giá trị nội dung trước khi tiếp nhận. Đây là cách tốt nhất để bạn lựa chọn sách tốt hơn và tạo sức ép để các nhà xuất bản phải nâng cao chất lượng ấn phẩm, góp phần xây dựng một môi trường thông tin lành mạnh và bổ ích cho cộng đồng.
Thúc đẩy hoạt động xuất bản sách tâm lý chất lượng
Cũng khá đơn giản nhưng các nhà sản xuất sách phải tiêu tốn khá nhiều tiền bạc và thời gian để huyến khích các tác giả tâm huyết, có chuyên môn cao cho ra đời những tác phẩm giá trị. Họ phải đầu tư vào khâu biên tập, in ấn, quảng bá tốn kém, đồng thời chờ đợi một thời gian dài để tác phẩm được hoàn thành, chấp nhận rủi ro tác phẩm không đạt chất lượng như mong muốn.
Tuy nhiên, đây là một khoản đầu tư hoàn toàn xứng đáng. Bởi những tác phẩm chất lượng cao do các tác giả tâm huyết, có chuyên môn cao sáng tạo sẽ thu hút độc giả, xây dựng thương hiệu uy tín cho nhà sản xuất sách và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Có thể kể đến một số nhà sản xuất sách uy tín như NXB Kim Đồng, NXB Trẻ, NXB Nhã Nam,… đã thành công trong việc huyến khích tác giả tâm huyết và cho ra đời nhiều tác phẩm giá trị như “Chú bé Rắc Rối” của Nguyễn Nhật Ánh, “Bố già” của Mario Puzo, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của Nguyễn Nhật Ánh,… Những tác phẩm này đã nhận được sự yêu thích của đông đảo độc giả và góp phần định hình thị trường sách Việt Nam.
Việc đầu tư vào nội dung chất lượng cao là chìa khóa để các nhà sản xuất sách phát triển bền lâu trong thời đại cạnh tranh gay gắt hiện nay. Hãy tiếp tục hỗ trợ các tác giả tâm huyết, khuyến khích sáng tạo và mang đến cho độc giả những tác phẩm giá trị để xây dựng nền văn học Việt Nam ngày càng phát triển.
Tăng cường quản lý trên mạng xã hội
Việc quản lý các thông tin về mạng xã hội vốn đã cần thiết, đặc biệt đối với các vấn đề có tính đạo đức và ảnh hưởng rất nhiều đến nhiều người như nó. Thiếu quản lý hiệu quả trong lĩnh vực này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự xã hội, đạo đức cộng đồng và sự phát triển lành mạnh của xã hội.
Lấy ví dụ như việc lan truyền thông tin sai lệch, tin giả mạo trên mạng xã hội đã từng khiến dư luận hoang mang, dẫn đến những hành động thiếu kiểm soát, gây thiệt hại về người và tài sản. Hay việc phát tán các nội dung phản cảm, khiêu dâm, bạo lực có thể tác động tiêu cực đến nhận thức và hành vi của người dùng, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên, dẫn đến những hệ lụy về lâu dài.
Do đó, việc quản lý thông tin mạng xã hội một cách hiệu quả là trách nhiệm chung của mỗi cá nhân, tổ chức và toàn xã hội. Chúng ta cần chung tay xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn, văn minh, nơi mà những giá trị đạo đức được tôn vinh và lan tỏa.
Mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức trách nhiệm khi sử dụng mạng xã hội, chia sẻ thông tin chính thống, tích cực báo cáo các vi phạm và sử dụng các công cụ an toàn mạng. Các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm soát nội dung, xử lý nghiêm vi phạm, đồng thời xây dựng khung pháp lý chặt chẽ để quản lý hoạt động mạng xã hội hiệu quả hơn.
Lan tỏa văn hóa đọc sách tâm lý đúng cách
Khuyến khích các hoạt động giới thiệu, đánh giá sách tâm lý chất lượng và tổ chức các câu lạc bộ đọc sách tâm lý là những giải pháp thiết thực để lan tỏa văn hóa đọc sách tâm lý trong cộng đồng.
Thông qua các hoạt động giới thiệu sách hiệu quả, người đọc sẽ dễ dàng tiếp cận với những tác phẩm tâm lý chất lượng, phù hợp với nhu cầu và sở thích của bản thân. Việc đánh giá sách đa dạng, khách quan sẽ giúp người đọc có cái nhìn toàn diện về nội dung sách, từ đó đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp.
Bên cạnh đó, các câu lạc bộ đọc sách tâm lý là nơi để người đọc chia sẻ kinh nghiệm đọc sách, thảo luận về các chủ đề tâm lý, học hỏi lẫn nhau và cùng nhau phát triển. Đây là môi trường lý tưởng để lan tỏa kiến thức tâm lý, góp phần xây dựng cộng đồng văn minh.
Lời kết
Mình tin rằng bên cạnh những “vết đen” trong thị trường sách tâm lý và mạng xã hội, vẫn còn đó những “ánh sáng” của tri thức, tâm huyết và sự tử tế.
Với sự chung tay của mỗi cá nhân và cộng đồng, chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng một môi trường tiếp cận thông tin tâm lý lành mạnh, khoa học và hiệu quả, góp phần nâng cao sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống cho mọi người.
Vì vậy, đừng bi quan! Hãy cùng nhau hành động để lan tỏa những giá trị tích cực và biến hy vọng thành hiện thực!
An Nhiên