Sống chung với ngập ở TP.HCM: 14 mùa mưa vách tường nhà hằn rõ dấu tích… mực nước

Tháng năm 29, 2024

Sống chung với ngập ở TP.HCM: 14 mùa mưa vách tường nhà hằn rõ dấu tích… mực nước

Mưa xuống, nước ngập như… hồ bơi

Đã từng và đang rơi vào hoàn cảnh sống chung với ngập triền miên là hộ gia đình bà Lữ Thị Kim Mai (số 16, đường Trương Văn Ngư, P.Linh Đông, TP.Thủ Đức). Bà Mai cho biết gia đình bà đã sinh sống ở đây hơn 80 năm, từ thế hệ ông bà, sau đó đến cha mẹ và hiện tại là bà và những người anh chị em ruột.

Bà nhớ lại, năm 10 tuổi, con đường trước nhà rất khang trang sạch đẹp, thỉnh thoảng vài cơn mưa lớn làm đường bị ngập nhưng sau đó nước cũng rút nhanh. Bà thường ngồi trước nhà nhắc người đi đường tránh hố cống khi ngập nước. Tuy nhiên, mãi từ năm 2010 trở đi, con đường này cũng bắt đầu ngập sâu hơn sau những cơn mưa. Điều này đồng nghĩa căn nhà của gia đình bà dần bị nước từ đường tràn vào làm ngập ngay cùng thời điểm.

Căn nhà của gia đình bà Mai trở thành điểm ngập nước trong nhiều năm qua

Căn nhà của gia đình bà Mai trở thành điểm ngập nước trong nhiều năm qua

Phạm Hữu

“Tôi còn nhớ cảnh nhà bị ngập lúc đó, hễ mưa là mấy em trai tất bật tạt nước bằng tay trong nhà ra ngoài. Mãi đến năm 2015, các em trai đã mất không còn ai tạt nước nữa thì đến chị em chúng tôi”, bà Mai nói và cho biết mỗi năm về sau mực nước ngập ở đường càng ngày càng cao.

Kể từ đó, để chống ngập nhà, gia đình bà bắt đầu xây bậc ngăn nước bằng bê tông. “Hễ nước lên 1 tấc thì tôi xây lên 2 tấc, và bây giờ là hơn 5 tấc rồi”, bà Mai ví bậc ngăn nước này như cảnh “lên non, xuống núi” mỗi khi phải chạy xe máy vào nhà.

Dù xây bậc chống ngập nhưng mỗi khi mưa lớn, nhà của bà vẫn bị nước từ đường tràn vào. Nguyên nhân là ở bên ngoài xe cộ chạy qua lại nhanh, tạo thành sóng làm nước tràn vào. Còn bên trong nền nhà thấp, cống không thoát được nước nên toàn bộ sàn nhà lại trở thành hồ chứa nước bất đắc dĩ.

Bà Mai luôn trong cảnh tát nước từ nhà ra ngoài mỗi khi mưa lớn

Bà Mai luôn trong cảnh tát nước từ nhà ra ngoài mỗi khi mưa lớn

Phạm Hữu

Nước ngập trong nhà bà Mai có khi cao hơn giường ngủ

Mực nước ngập trong nhà bà Mai có khi cao hơn giường ngủ

Phạm Hữu

Từ đó nhìn lại, căn nhà và gia đình bà Mai gần như đã trải qua 14 mùa sống chung nước ngập mỗi khi mưa lớn. Bà Mai vẫn nhớ giai đoạn nhà bị ngập nặng nhất là những năm 2017 và 2018 và đặc biệt là 2 cơn mưa lớn hồi đầu tháng 5 vừa rồi. Những lần đó, căn nhà đều bị ngập sâu, nước lên đến đầu gối, nhìn như hồ bơi mà rất lâu nước mới thoát được. Khi mưa tạnh, cả gia đình phải cùng nhau hì hục tát nước. Đồ đạc điện máy ở nhà bị hư hoàn toàn. Những vật dụng khác như: mùng, mền, chiếu, gối… đều ướt sũng. 4 vách tường nhà đều hằn sâu dấu ẩm mốc do nước ngập lâu năm để lại.

Quanh nhà bà Mai, hầu hết những đồ vật đều được kê cao nhằm chống nước. Những chiếc tủ lạnh, máy giặt đều được kê từ 3 viên gạch lớn chồng lên nhau. Riêng những chiếc giường lại “chịu trận” vì nước ngập đe dọa thường xuyên.

“Nhiều lúc nửa đêm đang ngủ mà nghe tiếng mưa là tôi phải thức dậy, mở cửa ngồi canh nước. Có khi nước tràn vào thì cả nhà lại tát nước, thức sáng đêm. Có lúc nước ngập lên tới giường, phải cõng mẹ rồi cả nhà cùng lên gác nằm ngủ. Chưa kể, khi nước rút mùi hôi thối của nước cống cứ còn đó, xộc thẳng lên mũi mà không chịu đi”, bà Mai kể lại.

Những viên gạch được sếp chồng lên nhau để kê giường ngủ

Những viên gạch được xếp chồng lên nhau để kê giường ngủ

Phạm Hữu

Mất ngủ khi đến mùa mưa

Cách nhà bà Mai không xa là nhà của bà Trần Thị Cúc (ở hẻm 16/21, đường Trương Văn Ngư) cũng trong tình trạng ngập “kinh niên” mỗi khi mưa xuống. Bà đã quen thuộc với cảnh ngập ở nơi đây. Cứ mỗi khi nước lên bà Cúc và con trai lại làm những động tác “nằm lòng” trong nhiều năm qua, đó là rút hết phích cắm điện các loại máy, đóng cửa chính, dùng tấm vách gỗ, vải bịt các lỗ hổng để ngăn nước vào nhà.

Tuy vậy, dù có “chống” cỡ nào thì nước vẫn cứ tràn vào làm ngập nhà. Vậy nên, trong nhiều năm qua bà Cúc chưa lúc nào được ngủ ngon khi có mưa vào ban đêm. Hễ đến tối, trời chuyển mưa, bà Cúc lại thấp thỏm lo âu, thoáng chốc lại bật dậy xem nước rồi mới vào ngủ tiếp. Nhiều lần mưa vào lúc 4 giờ sáng, bà phải thức dậy, lấy tấm vách gỗ để ngăn nước. Rồi đến hơn 5 giờ phải thức dậy một lần nữa, mở vách gỗ cho con trai đẩy xe ra ngoài đi học. Chưa kể, đồ đạc trong nhà bà phải kê cao hơn, có khi lên đến 4 – 5 tấc. 

Bà Cúc chỉ tay về mực nước ngập kỷ lục ở nhà mình

Bà Cúc chỉ tay về mực nước ngập kỷ lục ở nhà mình

Phạm Hữu

Bà Cúc đã kê cao các đồ vật từ nhiều năm nay

Bà Cúc đã kê cao các đồ vật từ nhiều năm nay

Phạm Hữu

Hồi giữa tháng 5 này, nhà của bà Cúc lại trải qua 2 lần ngập chưa từng có. “Bởi những năm trước nước ngập ít, chỉ xấp xỉ đến mắt cá chân nên sinh hoạt ở nhà không ảnh hưởng đáng kể. Nhưng từ năm nay thật kinh khủng, nước vô nhà lên đến đầu gối, tới mép giường ngủ luôn, đi lại rất khó khăn. Tôi tưởng đã kê đồ đạc lên rồi thì không sao, nhưng không nước còn ngập cao hơn mình đã kê nữa”, bà Cúc kể lại.

Nước lên nhanh mà bà không kịp trở tay, đồ đạc cứ thế bị thấm ướt, số khác trôi lềnh bềnh theo dòng nước, chiếc xe máy phải mang đi sửa. Vách tường đến nay vẫn còn hằn sâu vết ẩm vì nước ngập cách đây vài hôm. Hiện tại bà không xếp đồ vào tủ nữa mà chỉ để đó, bỏ vào thùng nếu mưa xuống thì cơ động quăng lên cao. Tuy nhiên, với tình trạng nước ngập sâu còn tiếp diễn này bà lại lo sợ đồ đạc trong nhà sẽ hư hỏng, hoặc các thiết bị điện máy sẽ trở thành nguồn dẫn điện rất cao, như vậy thật nguy hiểm.

Trong 2 lần ngập vào giữa tháng 5 nhà bà Cúc bị ngập nghiê, trọng, nhiều đồ đạc hư hỏng

Trong 2 lần ngập hồi giữa tháng 5, nhà bà Cúc chịu cảnh nhiều đồ đạc hư hỏng vì nước

Phạm Hữu

 


Bạn đang đọc Sống chung với ngập ở TP.HCM: 14 mùa mưa vách tường nhà hằn rõ dấu tích… mực nước tại website hungday.com