Tại sao phương tây vượt trội? P2: Địa lý
Tháng mười 27, 2024
Ở phần trước mình đã nói sơ qua về một số tác nhân trực tiếp giúp Lục địa Á-Âu vượt trội so với những vùng đất khác trên thế giới. Vậy điều gì đã dẫn đến những tác nhân đó?
Phần này mình sẽ đào sâu khía cạnh địa lý, cũng là tác nhân tối hậu dẫn đến các tác nhân khác.
Phần này mình sẽ đào sâu khía cạnh địa lý, cũng là tác nhân tối hậu dẫn đến các tác nhân khác.
Mỗi dân tộc trên thế giới đạt tới sản xuất lương thực vào những thời điểm khác nhau vào thời tiền sử. Sự sớm muộn về thời gian này dẫn dẫn đến rất nhiều tác nhân đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của lục địa Á-Âu so với các vùng khác trên thế giới.
Lục địa Á-Âu: Đông-Tây
Ngoại trừ kiểu khí hậu “Desert” ra thì các đới khí hậu khác đều rất “mỏng” gây khó khăn cho sự phân bố của cả động vật và thực vật.
Ngoài ra lục địa này còn một vấn đề rất nghiêm trọng: Khác với các lục địa nơi mà những con sông luôn là khởi nguồn của sự sống, đa số sông tại châu Phi bắt đầu từ vùng cao nguyên, chảy ra biển và có nhiều ghềnh, thác nước khiến cho việc vận chuyển bằng sông là vô cùng khó khăn.
Ngoài ra lục địa này còn một vấn đề rất nghiêm trọng: Khác với các lục địa nơi mà những con sông luôn là khởi nguồn của sự sống, đa số sông tại châu Phi bắt đầu từ vùng cao nguyên, chảy ra biển và có nhiều ghềnh, thác nước khiến cho việc vận chuyển bằng sông là vô cùng khó khăn.
Mỗi đới khí hậu mặc dù không quá “mỏng” như ở Châu Phi, tuy nhiên Châu lục này có những hạn chế khác như sự kém đa dạng về động vật – thực vật bản địa do (xem bảng tóm tắt)
Việc thuần hóa thực vật được diễn ra đồng thời ở nhiều vùng trên thế giới. Nhưng sớm nhất là ở Vùng Lưỡng Hà hay Tây Nam Á.
*Người ta dùng phương pháp phân tích đồng vị phóng xạ carbon để xác định niên đại.
Việc thuần hóa động vật ngoài việc chịu ảnh hưởng từ sự đa dạng sinh học ban đầu của nơi đó ra thì mỗi loài “ứng cử viên” phải có thêm các tiêu chí sau đây:
– Ăn thực vật hoặc ăn tạp và ăn thực vật là chính. Tại sao? Thử chọn giữa loài X ăn 10.000 kg cỏ để cho ra 1.000 kg thịt với loài Y ăn 10.000 kg thịt để cho ra 1.000 kg thịt đi. Rõ ràng nuôi bằng cỏ đỡ tốn kém hơn chứ.
– Tốc độ tăng trưởng: là vòng đời của loài đó. Nghĩa là loài đó phải lớn nhanh, ví dụ như người ta thà nuôi bò chứ không nuôi con voi vì bò nuôi khoảng 2 năm là cho thịt, còn voi thì tận 15 năm dù thịt nhiều hơn.
– Sinh sản được trong điều kiện nuôi nhốt: rất nhiều loài tiềm năng không thể và cũng không bao giờ chịu sinh sản trong môi trường nuôi nhốt.
– Tính khí ngoan ngoãn: ngược lại của ví dụ ngoan ngoãn là gấu, mặc dù thỏa mãn được các tiêu chí trước đó nhưng việc giữ một con gấu trong nhà là quá nguy hiểm.
– Ăn thực vật hoặc ăn tạp và ăn thực vật là chính. Tại sao? Thử chọn giữa loài X ăn 10.000 kg cỏ để cho ra 1.000 kg thịt với loài Y ăn 10.000 kg thịt để cho ra 1.000 kg thịt đi. Rõ ràng nuôi bằng cỏ đỡ tốn kém hơn chứ.
– Tốc độ tăng trưởng: là vòng đời của loài đó. Nghĩa là loài đó phải lớn nhanh, ví dụ như người ta thà nuôi bò chứ không nuôi con voi vì bò nuôi khoảng 2 năm là cho thịt, còn voi thì tận 15 năm dù thịt nhiều hơn.
– Sinh sản được trong điều kiện nuôi nhốt: rất nhiều loài tiềm năng không thể và cũng không bao giờ chịu sinh sản trong môi trường nuôi nhốt.
– Tính khí ngoan ngoãn: ngược lại của ví dụ ngoan ngoãn là gấu, mặc dù thỏa mãn được các tiêu chí trước đó nhưng việc giữ một con gấu trong nhà là quá nguy hiểm.
Lục địa Á-Âu: Với sự đa dạng sinh học, rộng lớn. Các đới khí hậu đa dạng và từng đới khí hậu lại có diện tích rất lớn. Lục địa Á-Âu nghiễm nhiên giữ vị trí số một.
Số lượng loài thực vật/động vật ban đầu: nhiều
Số loài “ứng cử viên“: nhiều
Số loài đã được thuần hóa: > 14
Lương thực – thực phẩm: Mạnh
Số lượng loài thực vật/động vật ban đầu: nhiều
Số loài “ứng cử viên“: nhiều
Số loài đã được thuần hóa: > 14
Lương thực – thực phẩm: Mạnh
Châu Phi: Sự đa dạng sinh học ở đây rất lớn dẫn đến một số loài thực vật. Tuy nhiên động vật ở đây không thỏa mãn được các tiêu chí thuần hóa cho nên không một loài động vật hoang dã nào được thuần hóa tại đây dẫn đến việc thiếu sức kéo trong nông nghiệp.
Số lượng loài thực vật/động vật ban đầu: nhiều
Số loài “ứng cử viên”: rất ít
Số loài đã được thuần hóa: 1 ~ 2
Lương thực – thực phẩm: Yếu
Số lượng loài thực vật/động vật ban đầu: nhiều
Số loài “ứng cử viên”: rất ít
Số loài đã được thuần hóa: 1 ~ 2
Lương thực – thực phẩm: Yếu
Châu Mỹ: Sự đa dạng sinh học ở châu Mỹ là thấp nhất khi so với Châu Phi và Lục địa Á-Âu. Tại đây chỉ có rất ít loài động vật có thể thuần hóa là Chó (Bắc Mỹ) và lạc đà Llama (Nam Mỹ). Dẫn đến việc thiếu sức kéo trầm trọng trong nông nghiệp.
Số lượng loài thực vật/động vật ban đầu: ít (do )
Số loài “ứng cử viên”: rất ít
Số loài đã được thuần hóa: 2 ~ 3
Lương thực – thực phẩm: Yếu
Số lượng loài thực vật/động vật ban đầu: ít (do )
Số loài “ứng cử viên”: rất ít
Số loài đã được thuần hóa: 2 ~ 3
Lương thực – thực phẩm: Yếu
Tóm lại Địa lý thì tác động đến khí hậu và động/thực vật bản địa, làm đa dạng hoặc ít đa dạng các loài thực vật và động vật, dẫn đến Lục Địa Á-Âu có nhiều lợi thế hơn về mặt “Lương thực – Thực Phẩm” so với các châu lục khác. Ngoài ra việc có nhiều động vật thuần hóa cũng làm gia tăng số lượng vi trùng và bệnh ở lục địa Á-Âu.