Tatsuki Fujimoto – Gã mangaka hòa điện ảnh vào truyện tranh

Tháng mười một 8, 2024

Đứng cạnh các tên tuổi lớn khác như Jujutsu Kaisen, Black Cover, My Hero Academy..v..v..thì Chainsaw man của Fujimoto vẫn được đánh giá là xuất xác với các nét dị biệt chưa từng có tiền lệ, thu hút những ai đã chán các mô-tuýp shounen thường thấy.

Mỗi bộ manga Tatsuki Fujimoto cầm bút, tôi đều đánh giá là hay, nhưng dị, rất khó đọc nhưng biết đọc rồi thì sẽ rất cuốn. Chúng mang những màu sắc riêng, một vài cái còn rất “điện ảnh” , đúng với phong cách của một kẻ cuồng phim như Fujimoto. Do đó tôi viết bài này là để kêu gọi các bạn đọc thử vài bộ manga do Fujimoto sáng tác, cũng đồng thời để chia sẻ những tâm đắc của tôi riêng tới cái tài kể truyện của Fujimoto-sensei, một cái tài hiếm có.

Ảnh đại diện của Tatsuki Fujimoto.

Sơ bộ về cuộc đời của Tatsuki Fujimoto

1.Thông tin cá nhân

Cũng như nhiều mangaka khác, Fujimoto học vẽ từ khi còn rất nhỏ. Nhưng do không có trường dạy vẽ gần nhà nên anh đi cùng ông bà tới một lớp dạy vẽ tranh sơn dầu và học vẽ từ đây.

Từ thời trung học, Fujimoto đã ấp ủ những ý tưởng manga cho riêng mình. Anh tưởng tượng ra một chuỗi series manga gồm 7 bộ manga khác nhau do chính anh sáng tác. Anh giành nhiều tâm huyết trong việc tưởng tượng tới nổi còn bật khóc khi 1 trong 7 bộ manga ấy kết thúc, mặc cho tất cả chỉ xảy ra trong tâm trí anh.

Tác phẩm dài kỳ đầu tiên trong sự nghiệp của Fujimoto là Fire Punch, được xuất bản 2016. Ban đầu bộ manga không được phê duyệt đăng lên Jump do các “giới hạn” nó chạm đến như l.oạn l.uân, ăn thịt ng.ười, d.iệt ch.ủng..v..v..May mắn thay, nó đã tìm được bến đỗ tại Shonen Jump + (1 nền tảng online) và trong suốt 2 năm, Fire Punch đã xuất bản tổng 8 volume từ 2016-2018.

Băng - Hỏa cùng vĩnh hằng. Fire Punch

Băng – Hỏa cùng vĩnh hằng. Fire Punch

Fire Punch là tác phẩm đã chấp cánh cho sự nghiệp của Fujimoto, cho phép danh tiếng ngang bằng với tài năng anh sỡ hữu. Thế nhưng nó cũng là một tác phẩm “nặng đô”, máu me, bạo lực và tuyêt vọng nhất trong sự nghiệp của vị mangaka. Fujimoto cũng chia sẻ giai đoạn 2016-2018 là khi tâm lý của anh bất ổn nhất. Anh tạo ra Fire Punch, dồn hết tất cả những ý tưởng điên rồ anh có vào trong để chứng minh cho Jump thấy dù là mangaka trẻ tuổi, thì anh không thiếu những ý tưởng hay, mới lạ và dị biệt. Canh bạc của Fujimoto đã thành công, khi “Nấm đấm lửa” đã trở thành cú hit lớn, mở đường cho các manga giàu tham vọng hơn của anh.

Suốt sự nghiệp cầm ngòi, Fujimoto đã giành được vô số các danh hiệu lớn nhỏ, trong ấy nổi bật nhất bao gồm:

+Giải tưởng Harvey Awards cho hạng mục Manga xuất xác nhất trong 3 năm liên tiếp (2021-2023)

Chưa kể, tác phẩm Chainsaw Man đã được chuyển thể thành Anime vào năm 2020 bởi Studio Mappa. Dù season 1 gặp phải nhiều phản hồi trái chiếu về mặt thiết kế hình ảnh, thì bộ Anime vẫn được đánh giá là một thành công về mặt doanh số và vẫn thỏa mãn được phần lớn lượng Fanbase của người cưa.

Các manga đặc sắc

Sau đây là tất cả các đầu truyện do Fujimoto sáng tác, lưu ý là những tác phẩm đầu tay của anh còn khá sơ sài và nghiệp dư, chưa được chau chuốt (1-4). Những tác phẩm về sau (5-13) mang đậm hơi thở của Fujimoto nhưng được trình bày một cách có cấu trúc, liền mạch và dễ hiểu hơn. Cá biệt có 2 one-shot Goodbye Eri và Look Back là hai tác phẩm rất đáng đọc, bởi đây là hai manga có thời lượng ngắn, nhưng chất lượng lại rất cao.

Mô-tuýp quen thuộc nơi người ngoài hành tinh xâm lược Trái Đất, nhưng cặp đôi nhân vật chính của chúng ta có gì đó rất bất bình thường.

Nam học sinh bắt lấy viên đại để cứu crush giáo viên của mình

Tỏ tình là thứ tối quan trọng, mọi thứ còn lại phải để sau

Chuyện tình giữa chàng ma ca rồng 3500 năm tuổi và nữ sát thủ

Câu bé ngư dân và tiếng gọi của loài tiên cá

Chàng trai thức dậy thấy mình đã chuyển giới……anh phải xử lí tình huống này với bạn gái mình ra sao?

Câu chuyện về cô em gái được tiên tri sẽ hủy diệt thế giới và anh trai của cô

Mối quan hệ rối rắm của hai chị em họa sĩ

Hành trình gặp mặt, phát triển với nhiều thăng trầm của 2 nữ họa sĩ Fujino và Kyomoto, qua đó là thông điệp về sự mất mác và chấp nhận.

Tiếp tục với chủ đề mất mác, nhưng thông qua lăng kính điện ảnh thay vì tranh vẽ, Goodbye Eri kể cho ta câu chuyện về chàng Yuta và nàng Eri, với ước mơ quay 1 thước phim để đời.

Bài hát của chàng trai trẻ nổi lên theo cách không thể lường trước, mang lại những phiền toái cho anh.

Trong 1 thế giới hậu băng hà, Agni với lời nguyền bất tử và ngọn lửa vĩnh cữu bao quanh cơ thể, bước trên hành trình trả thủ cho người em gái Luna thân yêu.

Thiết lập trong 1 thế giới nơi mỗi nỗi sợ điều có hiện thân quỷ dữ của riêng chúng, chàng trai Denji phải thích nghi, chiến đấu và bảo vệ những gì anh trân quý.

Một trong những đặc trưng trong các manga dài kì của Fujimoto là tiết tấu dồn dập, với các cảnh hành động diễn ra thường xuyên trong mỗi chương. Ví dụ tiêu biểu cho điều này là Chainsaw Man: Phần 1 với tổng 97 chương kéo dài trong 8 arc. Điều này có nghĩ trung bình mỗi arc chỉ kéo dài 12 chương, nhưng lại giải quyết hằng loạt các mẫu thuẫn, nút thắt khác nhau.

Một khung truyện đã được tô màu trong CSM

Một khung truyện đã được tô màu trong CSM

Đó là còn chưa kể phong cách kể truyện của Fujimoto là rất điên rồ, mang nhiều nét phi lý và dị biệt. Đọc manga của gã này, ta chẳng bao giờ biết mình đang thực sự đọc gì, mẫu thuẫn được giải quyết ra sao, các nhân vật đang nghĩ và muốn làm gì. Nó như một chuyến tàu lượn siêu tốc, lái ta qua những khúc cua ta còn chẳng biết là có tồn tại. Đến mãi khi câu chuyện đã hoàn tất, ta vẫn mê man, không hiểu chuyện gì đã xảy. Những câu hỏi có lời giải thì ít còn những câu hỏi mới thì lại mọc lên nhiều vô số. Đó là đặc trưng trong lối kể của Fujimoto, nó làm ta xoắn não, phải suy nghĩ, phải tự đặt ra những giả thuyết để bù vào các lỗ trống. Tuy thế, bằng một cách nào đó, câu chuyện lại không bị lôn xộn, mọi thứ xảy ra theo 1 chuỗi sự kiện nối tiếp sự kiện, khó đoán nhưng có build-up lẫn pay-off rõ ràng. Các hình thức biểu trưng được cài cấm rải rác, bồi đắp cho chủ đề xuyên xuốt tác phẩm. Điều này làm nên 1 tổng thể thống nhất, dù hỗn loạn nhưng sống động, vẫn có điểm đầu và điểm kết.

“Nhân vật chính đuổi theo kẻ phản diện, nhưng chỉ ba mươi phút sau khi bộ phim bắt đầu, anh ấy đã bắt được hắn. Điều này lẽ ra phải xảy ra vào cuối phim, nên khán giả cứ tự hỏi điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Nhiều người nói rằng khi xem phim Hàn Quốc, họ không thể hiểu đạo diễn đang nghĩ gì, nhưng thực ra, nếu xem đến cuối, bạn sẽ hiểu được. Tôi muốn tạo ra thứ gì đó như vậy.”
-Fujimoto

Trong số các tác phẩm của Fujimoto, thì chủ đề chủ đạo có thể xoay quanh nhiều thứ. Nó có thể là tình yêu, tình anh chị ẹm ruột, giới tính thứ 3, tôn giáo, sức mạnh siêu nhiên, nghê thuật. Những chủ đề này thì không lạ lẫm gì với đại chúng, nhưng khi được lồng ghép với tông màu kì quặc, mang tính aburdism (tính phi lí) cao thì chúng lại trở nên đặc sắc, qua đó mà thể hiện tầm nhìn của Fujimoto về thế giới.

Lớn lên và học vẽ từ tranh sơn dầu, thay vì được đào tạo chính quy như nhiều mangaka khác. Do vậy mà nét vẽ của Fujimoto có phần rất khác với nhiều họa sĩ cùng tuổi. Nói vậy không có nghĩ là nét vẽ của vị mangaka thiếu chỉnh chu hay xấu xí, nó chỉ đơn giản là một phong cách khác, với ít chi tiết và đề cao cảm xúc trên khuôn mặt hơn. Nếu có đủ thời gian để vẽ, ta thấy art của Fujimoto vừa có thể cực kì đẹp lại độc đáo với các đường nét rất chỉnh chu.

tranh của Fujimoto (Goodbye Eri)

tranh của Fujimoto (Goodbye Eri)

Nhiều người chỉ biết tới Fujimoto thông qua Chainsaw Man mà đánh giá khả năng vẽ tranh của anh là kém cỏi hay thiếu sót. Góc nhìn này tôi cho là phiến diện, bởi Chainsawman là Series xuất bản hằng tuần, Fujimoto chỉ có 1-2 tuần để hoàn thiện 16 trang truyện , nên việc chất lượng xuống dần theo thời gian do burnout hay mất động lực là dễ hiểu. Hầu hết các manga Shounen hằng tuần đều như vậy, với rất ít ngoại lệ có thể giữ được chất lượng xuyên suốt nhiều volume

sự sa sút trong art của CSM phần 2 (Nguồn: Reddit)

sự sa sút trong art của CSM phần 2 (Nguồn: Reddit)

Thế mạnh trong phong cách vẽ của Fujimoto là khả năng biểu đạt cảm xúc nhân vật tài tình, thể hiện rõ cảm xúc của nhân vật chỉ thông qua đôi mắt và miệng. Nhiều manga thường sẽ dùng các bản chibi của nhân vật để bộc lộ cảm xúc, do cách này dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn nhiều. Còn Fujimoto luôn tập trung vẽ sao cho măt nhân vật của anh sát với thực tế. Sự đầu tư về biểu cảm khuôn mặt ấy tạo một tổng thể đồng bộ từ đầu đến cuối. Nó giúp cho những khoảnh khắc cao trào giàu sức nặng hơn, giống như những thước phim thực tế được đưa vào trang giấy manga.

Denji đối chọi quỷ bóng đem

Denji đối chọi quỷ bóng đem

3.Sự điện ảnh hóa

Khung truyện được lồng vào sau khung cửa sổ, tạo hiệu ứng như lời nói của nhân vật ở bên trong bị nhiễu tạp âm do góc nhìn từ bên ngoài vào.

Khung truyện được lồng vào sau khung cửa sổ, tạo hiệu ứng như lời nói của nhân vật ở bên trong bị nhiễu tạp âm do góc nhìn từ bên ngoài vào.

Mỗi một phương tiện nghê thuật lại có một thế mạnh và thế yếu của riêng chúng. Manga không nhấn mạnh vào nhịp độ của câu chuyện hay bị ràng buộc với thực tế, nó cho phép các tác giả của nó vẽ nhân vật với mắt mèo khi lén lút, thấy sao khi bị chóng mặt. Chính sự linh hoạt này làm cách thể hiện lời thoại, cốt truyện của manga sống động. Tuy nhiên, Fujimoto đã từ bỏ sự linh hoạt ấy để hướng đến một cách truyền tải câu chuyện điện ảnh hơn.

Chưa hết, là một người yêu phim ảnh, Fujimoto lấy cảm ứng rất nhiều từ các bộ phim để đưa vào các tác phẩm của mình. Anh từng chia sẻ mối quan hệ của Denji và Pochita được lấy cảm hứng trực tiếp từ Finn và Jake trong Adventure Time. Hay chapter Denji cưỡi cá mập Beam bay trong không trung có tên là “Sharknado”, trùng tên với series phim “Sharknado” cũng là về nhưng con cá mập.

Tất cả các series/movies Fujimoto đã recommend (bảng được lập cách đây 1 năm trước)

Tất cả các series/movies Fujimoto đã recommend (bảng được lập cách đây 1 năm trước)

Một cảm hứng khác tôi để ý trong các manga của Fujimoto là nó rất giống với phong cách kể truyện trong phim của anh em nhà Coen . Chainsawman có rất nhiều chapter mang tính phản logic và giàu dark humour, kết hợp với sự châm biếm áp dụng vào các cảnh bạo lực, tất cả đều là dấu ấn đặc trưng trong phim của anh em nhà Coen. Lấy ví dụ như khi Power lái xe lạng lách tông chết đồng mình, nhưng hóa ra lại vô tình lập công, giết tên giả mạo thâm nhập. Đây là một chuỗi sự kiện mang nét phi lý, lại đột ngột chẳng khác là bao với các phim của anh em Coen.

Bộ phim Fargo năm 1996

Bộ phim Fargo năm 1996

Trong hầu hết các bộ shounen, nhân vật nam thường được đề cao, là trọng tâm của câu chuyện hay nắm những vai trò quan trọng. Điều này dễ hiểu, bởi đối tượng shounen nhắm tới chủ yếu là nam thanh niên, việc các nhân vật chính là nam giới chắc chắn sẽ gây được nhiều chú ý. Tuy thế, Fujimoto lại đi ngược với xu thế chung này, bởi anh rất chỉnh chu với các nhân vật nữ mình tạo ra. Họ không chỉ là các plot device hay là chủ thể cho các màn “fan service” rẻ tiền. Mỗi nữ nhân vật do Fujimoto nhào nặn đều có khí chất, tính cách, khuyết điểm, động lực riêng. Nói cách khác là họ rất được đầu tư chẳng kém gì các nhân vật nam giới. Ví dụ sáng nhất chính là Asa Mitaka – nữ chính của Chainsaw Man phần 2.

Nữ chính của CSM phần 2

Nữ chính của CSM phần 2

Suốt 30 chapter đầu CSM2, Asa được tập trung phát triển để trở nên thú vị giống như Denji của phần 1. Cô mang các hành vi anti-social điển hình do tuổi thơ mất gia đình và phải sống nơi cô nhi viện. Cũng giống Denji, Asa cũng xuyết mất mạng và phải kí khế ước với Yoru – quỷ chiến tranh để giữ lấy mạng sống. Mối quan hệ của Asa – Yoru (Ngày – Đêm theo tiếng Nhật) được thể hiện độc đáo, là hai mặt của cùng một đồng xu. Điều này cộng thêm bối cảnh của phần 2, đã giúp Asa có một chặng đường phát triển nhanh chóng, để tương xứng với Denji.

+Tuổi thơ bất hạnh : Denji mất đi cha và mẹ của mình từ rất sớm. Điều này vừa làm Denji không có tình yêu thương của một mái ấm, vừa khiến cậu sống trong cảnh nghèo đói, mức sống chỉ bằng thú vật. Một tuổi thơ như vậy thì đương nhiên Denji không thể lớn lên bình thường. Cậu không có giáo dục , không sự trưởng thành về cảm xúc, không biết mình thực sự muốn gì. Thứ Denji khao khát thực tế là tình yêu và sự chấp nhận, hai thứ cậu không bao giờ có từ khi mất cha mẹ. Tuy thế Denji không thể tự nhận thức được điều ấy, cậu lầm lưởng khát khao tìm tình yêu thương của mình thành dục vọng, thành thú tính và đam mê được “khám phá” phụ nữ. Đến chính trong cộng đồng Anime, cũng vẫn có những luồng suy nghĩ Denji chỉ là một tên bi.ến thái, d.âm tặc trong khi thực tế điều này phần nhiều đến từ việc cậu chẳng thể nhận thức mình muốn gì và rất cần một người hướng dẫn, chỉ bảo.

+Nổi đau thể xác: Mỗi lần biến hình, những chiếc cưa máy xé toặt da thịt Denji mà chồi ra. Chúng là nỗi thống khổ về thể xác cậu phải chịu đứng trong mỗi cuộc chiến. Suốt CSM, ít nhất 3 lần Denji bị phanh xác ra nhiều mảnh, và nhiều lần câu chịu những vết thương rất nặng. Denji cảm nhận hết thảy mọi nổi đau mà vẫn giữ lại tỉnh táo. Cậu không có lựa chọn “được” chết, câu là bất tử, câu buộc phải tái sinh và tiếp tục đấu tranh. Một sự tồn tại quật cường nhưng bất hạnh.

+Khủng hoảng danh tính: Denji phải đứng giữa hai danh tính là Denji -kẻ bình thường và Chainsaw Man – gã anh hùng. Khi làm CSM, Denji như được thoát li khỏi thực tại, được đám mình trong những cơn say máu, chém giết mà vẫn được tung hô. Tuy nhiên, sống mãi trong cái danh anh hùng thì Denji chẳng có nỗi một cuộc sống bình thường, thứ vốn là ước mơ giữa cậu và Pochita, bởi người thân câu yêu sẽ là là mục tiêu của kẻ thù. Denji lưỡng lựa, cậu không thể có hết mọi thứ, cậu buộc phải chọn, nhưng khi chọn sai thì cái giá phải trả sẽ là rất lớn.

5.Cái kết

Chainsaw Man phần 1: Denji đã mất nhiều người anh yêu thương, vẫn còn nhiều tổn thương về tâm lý. Nhưng đến cuối anh đã được tự do, có cho mình 1 cơ hội để nuôi dạy một quỷ chinh phạt mới, để nó lớn lên trở thành một con người tốt hơn.

Denji chấp nhận vai trò là một người cha, người anh dìu dắt quỷ chi phối.

Denji chấp nhận vai trò là một người cha, người anh dìu dắt quỷ chi phối.

Lookback: Fujino vẫn đau xót cho cái chết của bạn mình, nhưng cô đứng dậy và tiếp tục theo đuổi con đường manga, mang theo những bài học để trưởng thành và chính chắn hơn.

Khung truyện cuối của Look Back

Khung truyện cuối của Look Back

Fire Punch: Agni với một danh tính mới (San) gặp lại Judah (Luna), cả 2 chìm vào bóng tối vĩnh hằng của vũ trụ, nhưng ít nhất họ đã được bên nhau mãi mãi.

2 anh em Agni và Luna trên thiên đàng (trong ngôn ngữ của Fuji thì rạp chiếu phim chính là thiên đàng)

2 anh em Agni và Luna trên thiên đàng (trong ngôn ngữ của Fuji thì rạp chiếu phim chính là thiên đàng)

Về thông điệp thì thú thật là tôi cũng không rõ các thông điệp Fujimoto muốn truyền tải , bởi ta có thể giải nghĩ chúng theo nhiều cách khác nhau. Nhưng một bài học tôi thấy xuyên xuốt các tác phẩm là ý chí để vực dậy sau mỗi lần ta vấp ngã, rằng dù có bao khổ hạnh thì sau cùng ta vẫn có cơ hội để bắt đầu lại từ đầu, để bước tiếp mà không cần quảnh đầu lại nhìn.

1.Khi còn học tại cao đẳng, có vụ việc khi một nữ sinh đã lật ngược xe đạp của Fujimoto trong bãi đỗ xe trường. Cô gái đi thẳng đến chỗ Fujimoto và nói ra hành vi của ả. Thay vì khó chịu vì bị bắt nặt, Fujimoto lại cảm thấy sung sướng. Điều này khiến anh ta nhận ra mình là một kẻ khổ dâm và thích những người phụ nữ có tính chiếm hữu cao, hống hách và vô lý.

3.Khi sử dụng Twitter, Fujimoto đã tự giả làm em gái của mình trên đó và giả vờ spoil những ý tưởng, nội dung trong manga của anh. Điều này khiến Fujimoto xuýt bị kiện khi editor làm chung với Fujimoto tưởng cô em gái đó là thật và cho rằng cô ta đang vị phạm bản quyền manga.

Và đó chỉ là 1 trong số ít các nét tính cách khác người của vị mangaka, còn có những video về việc anh tập hay về món ăn anh thích. Fujimoto quả thực là một con người hết sức kì quặc, nhưng tôi đoán anh là ví dụ tiêu biểu cho câu nói của Aristotle:

No great mind has ever existed without a touch of madness.

Lời kết

Hiện tại Fujimoto vẫn đang hết sức thành công trên con đường manga Anh thường có thói quen nghĩ ra ý tưởng cho 1 manga mới trong lúc đang vẽ những dự án hiện tại. Trong 1 buổi phóng vấn năm 2020 tại tạp chí French magazien ATOM, Fujimoto cho hay:

Tôi có một số ý tưởng. Cụ thể hơn, tôi có câu chuyện sẽ bắt đầu như một bộ phim hài lãng mạn, trong đó ban đầu có nhiều nữ chính, nhưng chỉ một người trong số họ tìm được tình yêu. Những cô gái khác, vì thất vọng, sẽ tự sát và quay trở lại như những linh hồn ác quỷ để ám ảnh cuộc sống thường ngày của cô gái đã tìm được bạn trai.

Vẫn là những ý tưởng nghe rất kì cục, nhưng rồi ta cũng nhận ra hầu như manga nào của fujimoto cũng vậy, cũng xoắn não và vô lý. Đó là cái hay trong các tác phẩm nghê thuật của ông, và cũng là lý do tôi yêu thích chúng tới vậy.

Cá nhân tôi biết tới Fujimoto cũng như bao người khác, là thông qua Chainsawman. Dù ban đầu có ấn tượng nhưng tôi vãn không quá chú ý đến anh. Phải tới khi 2 one-shot Look Back và Goodbye Eri ra mắt thì tôi mới thấy cái tài của Sensei và tìm đọc lại những manga cũ hơn. Với tư cách là một fan cứng cự, mong Fujimoto vẫn giữ được lửa với sáng tác manga và tiếp tục xuất bản thêm những truyện dài kì lẫn One-shot mới. Anh vẫn còn tương đối trẻ và còn nhiều thời gian để tiếp tục hoàn thiện ngòi bút của mình. Rồi một ngày tôi tin anh có thể đứng vào hàng ngũ những mangaka xuất xác nhất.

Khung truyện yêu thích của tôi từ manga của Fujimoto

Khung truyện yêu thích của tôi từ manga của Fujimoto

Thài – 2/11/2024