Thế hệ màn hình
Tháng bảy 3, 2024
Có một cụm từ tôi mới biết đến gần đây: the phoneaholic generation – dùng để chỉ một thế hệ bị chi phối bởi chiếc màn hình điện thoại.
Tình cờ tuần trước tôi chứng kiến một cảnh khá buồn. Cô bé, khoảng đầu tuổi teen, vì quá chú ý vào chiếc điện thoại của mình đến nỗi khi
tàu dừng ở bến cô chạy vội ra cửa và quên cả balo của mình. Vì lúc ấy chưa đến giờ cao điểm, tàu không quá đông, nên nếu không phải may mắn cho cô bé là có chú đen ngồi ghế đối diện trông thấy và nhanh tay vứt ra cho cô trước khi cửa tàu đóng lại, thì chắc cô sẽ còn phải mướt mồ hôi mà đi tìm lại cái balo của mình.
tàu dừng ở bến cô chạy vội ra cửa và quên cả balo của mình. Vì lúc ấy chưa đến giờ cao điểm, tàu không quá đông, nên nếu không phải may mắn cho cô bé là có chú đen ngồi ghế đối diện trông thấy và nhanh tay vứt ra cho cô trước khi cửa tàu đóng lại, thì chắc cô sẽ còn phải mướt mồ hôi mà đi tìm lại cái balo của mình.
Thực ra lúc ấy thì mấy người còn lại trên tàu chỉ nhìn nhau mà lắc đầu ngao ngán, kiểu sao nó đoảng quá mà thôi.
Nhưng khi về nghĩ lại, tôi không khỏi tự hỏi:
Liệu có phải chỉ là cô bé ấy đoảng hay không?
Ngày nay, không khó để bắt gặp trên đường phố những cô cậu choai choai vừa đi vừa cắm mặt vào chiếc màn hình điện thoại. Nhiều đứa thậm chí còn dí sát màn hình vào mặt, và hiển nhiên không để tâm đến bất cứ thứ gì ung quanh trên đường. Nguy hiểm hơn nữa, bạn cũng sẽ không khó để tìm thấy những đoạn video trên MXH về các “báo thủ” vừa phóng xe vừa lướt lướt kéo xuống, đến nỗi gây nên những vụ tai nạn đau lòng.
Đó là hiện tượng đáng buồn mà chúng ta đang phải đối mặt.
Nhưng ở đây có lẽ ta còn có một câu hỏi khác:
Liệu những cô cậu tuổi teen ấy có thực sự đáng trách hay
không?
không?
Một trong những điều quan trọng nhất để trở thành một con người trong xã hội, đó là học cách hành xử. Và với những cô cậu choai choai đó, ta hãy thử xét một chút về môi trường chính – cuộc sống trong gia đình của chúng nhé:
Trong “4000 tuần”, tác giả Oliver Burkeman có viết:
“By any sane logic, in a world with dishwashers, microwaves,
and jet engines, time ought to feel more expansive and abundant, thanks to all the hours freed up. But this is nobody’s actual experience. Instead, life accelerates, and everyone grows more impatient. It’s somehow vastly more aggravating to wait two minutes for the microwave than two hours for the oven—or ten seconds for a slow-loading web page versus three days to receive the same information by mail”
Vậy đấy. Chính sự thay đổi quay cuồng chóng mặt của thời đại khiến mọi người ngày càng căng thẳng và stress thêm. Để các ông bố bà mẹ, sau một ngày làm việc dài và căng thẳng, họ về nhà với sự mệt mỏi chán chường. Và hiển nhiên với tình trạng ấy chính họ cũng khó có thể thực sự làm chủ được tác phong và cách hành xử của mình. Dễ nóng giận, mệt mỏi, buông tuồng, là những điều không hiếm. Trong một số gia đình tôi có dịp quan sát tận mắt, buổi tối thường diễn ra như thế này: ông bố ngồi một mình một chỗ với cái laptop và tai nghe, chơi
điện tử hay xem báo video, bà mẹ thì cũng ra một góc với cái điện thoại và ipad. Và để tránh hai đứa nhỏ khỏi làm phiền, thì chúng được trang bị đầy đủ với 1 TV, 2 ipad, và thậm chí 2 chiếc điện thoại cũ của bố mẹ trong trường hợp ipad hết pin.
điện tử hay xem báo video, bà mẹ thì cũng ra một góc với cái điện thoại và ipad. Và để tránh hai đứa nhỏ khỏi làm phiền, thì chúng được trang bị đầy đủ với 1 TV, 2 ipad, và thậm chí 2 chiếc điện thoại cũ của bố mẹ trong trường hợp ipad hết pin.
Và khi đó là điều xảy ra thường xuyên, thì liệu chúng ta sẽ trông đợi gì vào cách hành xử của những đứa trẻ ấy ở bên ngoài xã hội?
Càng nghĩ, tôi càng thấy sợ câu nói của Naval Ravikant:
“No exceptions – all screen activities linked to less happiness, all non-screen activities linked to more happiness”
Sau một thời gian dài suy nghĩ về vấn đề này, tôi tin thứ mà Naval muốn ám chỉ là việc chúng ta đang hy sinh thế giới muôn màu 3-D ngoài kia bằng một thế giới giả lập 2-D trong màn hình. Tất nhiên, thế giới 2-D ấy chắc chắn sẽ cuốn hút hơn (vì được lập trình bằng những algorithm hiểu quá rõ về sở thích cá nhân, và thứ gì có thể thu hút sự chú ý của từng người).
Nhưng dù có hấp dẫn đến đâu thì nó cũng chỉ là một thế giới giả lập mà thôi. Sự chú ý vào nó sẽ khiến cuộc sống thực của mỗi người bị chi phối rất nhiều. Mà đặc biệt trong trường hợp của những đứa trẻ là chúng sẽ không thể quan sát và học hỏi những điều cơ bản mà cực kỳ quan trọng: cách hành xử và sự cẩn trọng với môi trường xung quanh.
Và, điều đó, thật đáng buồn khi phải trông thấy xảy ra ngày càng nhiều ngoài kia…
Đọc thêm các bài viết của mình tại: