Thể thao Việt Nam khi nào hết trắng tay ở Olympic: Gieo gì gặt nấy
Thể thao Việt Nam khi nào hết trắng tay ở Olympic: Gieo gì gặt nấy
TRÔNG NGƯỜI LẠI NGẪM ĐẾN TA
Một trong những thông tin hữu ích và đáng để thể thao VN “soi” lại mình là câu chuyện đầu tư của Philippines dành cho tài năng thể dục dụng cụ Carlos Yulo. Từ khi 10 – 12 tuổi, anh đã được đưa vào dạng đào tạo đặc biệt vì HLV phát hiện tố chất có thể tạo sức bật cho cậu bé đang ngồi trên ghế nhà trường này. Yulo được huấn luyện nâng cao với giáo án hoàn toàn khác những VĐV cùng trang lứa.
Năm 16 tuổi, anh rời gia đình sang Nhật và được chuyên gia Kugimiya nâng cấp toàn diện, với mục tiêu tối thượng là giành huy chương từ tầm châu Á trở lên, hướng đến thành tích cao ở đấu trường thế giới, Olympic. Cứ sau mỗi chu kỳ 3 hay 6 tháng, anh lại được “mổ xẻ” bằng công nghệ. Hệ thống theo dõi các chỉ số cơ thể, dữ liệu được đo bằng máy móc sẽ ghi nhận anh phát triển được thế mạnh nào, điểm yếu nào phải khắc phục. Chuyên gia Kugimiya được coi như “phù thủy” biến Yulo thành một nhân tài tầm cỡ thế giới. Ông lại như một người cha, hiểu rõ sự phát triển về mặt thể chất, tâm lý, kỹ thuật của anh, để có thể xây dựng chuỗi giáo án phù hợp, điều chỉnh theo từng giai đoạn phát triển của học trò. Ở Yulo hội tụ đủ phẩm chất của một nhà vô địch, ý chí khát khao chiến thắng, thái độ tập luyện cực kỳ chuyên nghiệp. Chỉ sau 6 năm được đào tạo chuyên sâu, anh xếp thứ 4 Olympic Tokyo 2020 (thi đấu năm 2021 do ảnh hưởng Covid-19). Đến Olympic Paris 2024, chiến lược huấn luyện đặc biệt đã cho thành quả ngọt ngào. VĐV người Philippines này giành 2 HCV, trở thành người hùng của quốc gia mình và là niềm tự hào của thể thao Đông Nam Á.
Philippines từng giành 1 HCV Olympic Tokyo 2020 môn cử tạ, và Olympic năm nay, họ thăng tiến với 2 HCV. Một tấm gương đáng ngưỡng mộ cho nhiều quốc gia trong khu vực. Một số nước Đông Nam Á khác cũng biết phát huy thế mạnh độc đáo của mình để có chỗ đứng ở Olympic. Như Indonesia từng có HCV cầu lông ở Olympic Tokyo 2020, lần Olympic này giành 2 HCV (cử tạ và leo núi thể thao). Thái Lan cũng vậy, vẫn duy trì thế mạnh taekwondo nữ hạng cân nhẹ khi Panipak Wongpattanakit lần thứ 2 liên tiếp giành HCV Olympic.
Nước này còn đoạt thêm huy chương ở môn cử tạ và quyền anh. Tất cả cho thấy các quốc gia trong khu vực đều nhắm vào nội dung và môn thi đấu vốn là thế mạnh của người Đông Nam Á để đào tạo chuyên biệt nhằm tranh chấp tại Olympic. Họ đã kiên trì, không chạy theo cuộc đua bó hẹp giữa các nước Đông Nam Á, không nhất thiết phải tranh vị trí dẫn đầu SEA Games, mà tập trung toàn lực cho các mũi nhọn có tính bền vững, để từ đó vươn mình ra biển lớn.
THIẾU LỘ TRÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN BIỆT
Nhìn vào VN, trên thực tế, không phải những nhà hoạch định lộ trình phát triển của thể thao VN không biết thế mạnh của VĐV chúng ta nằm ở môn nào.
Sau một số kỳ Olympic, VN giành được huy chương, lãnh đạo ngành TDTT biết rất rõ bắn súng, cử tạ sẽ tiếp tục là 2 mũi nhọn để đầu tư đặc biệt và phải nâng tầm cho VĐV các môn này theo những tiêu chuẩn chuyên biệt.
Nhưng biết là một chuyện, còn thực hiện lại là chuyện khác, đòi hỏi nhiều yếu tố khác nhau, gồm tài năng của chính các nhà quản trị thể thao VN, cộng với sự hỗ trợ về tài chính của nhà nước, doanh nghiệp, và không thể không nhắc đến các cơ chế, chính sách liên quan đến thể thao phải mang tính khả thi cao, có giá trị thật sự trong đời sống thể thao. Ở nước ta, dường như các yếu tố này còn thiếu hoặc chưa đủ sức nặng để tạo thành thế kiềng ba chân, giúp thể thao VN có chỗ dựa phát triển. Ngành thể thao chưa xây dựng được một lộ trình cụ thể hoặc không tìm ra được những môi trường, điều kiện tốt để giúp các tài năng thể thao tiến bộ vượt bậc. Nhìn cách Trịnh Thu Vinh hay Trịnh Văn Vinh, những niềm hy vọng lớn có huy chương của VN, bước vào thời điểm quyết định khi thi đấu với các VĐV mạnh của thế giới và đều thất bại, thì lỗi không phải hoàn toàn do VĐV.
ĐỪNG”TRỘN LẪN NGÔ VÀ THÓC”
Để có huy chương Olympic hay ASIAD, ngành thể thao cần phải đầu tư tách biệt những VĐV có tố chất đặc biệt, hoặc nội dung có VĐV đủ khả năng tranh chấp huy chương, không nên dàn trải và trộn lẫn với VĐV các môn khác.
Muốn vậy, đầu tiên cần có đội ngũ chuyên gia thẩm định đầu vào. Nghĩa là có bộ phận phân tích khả năng thật sự của VĐV. VN có thể tập trung môn bắn súng, cử tạ hoặc môn khác, nhưng VĐV đó phải hết sức nổi trội. Từ đó, xây dựng kế hoạch huấn luyện riêng biệt với chuyên gia và nên đưa ra nước ngoài tập huấn. Những tài năng này phải được hưởng cơ chế riêng, cơ chế đặc biệt về dinh dưỡng, tập luyện, sinh hoạt. Họ cũng phải được hưởng thu nhập cao để có thể yên tâm cống hiến. VĐV càng có phẩm chất đặc biệt càng phải tách riêng ra, thuê thầy giỏi “một kèm một” như trường hợp của Carlos Yulo.
Tìm được VĐV giỏi và xây dựng lộ trình phát triển phải đi kèm với mục tiêu rất rõ ràng: Thực hiện các cú đấm trúng đích vào ASIAD và Olympic. Nghĩa là dứt khoát phải tập trung cho mục tiêu lớn, bỏ ngay bệnh thành tích. Đổ tiền của huấn luyện đặc biệt cho VĐV tài năng, nhưng bắt ép họ phải thi đấu cho đơn vị, địa phương mình ở những giải trong nước hoặc khu vực, điều này rất dễ dẫn đến tình trạng “thui chột” tài năng.
Thực tế chứng minh, thể thao VN vẫn còn khoảng cách rất xa về trình độ so với thế giới, nên việc đầu tư không thể đánh đồng các môn như nhau. Trường hợp rõ nhất là Nguyễn Huy Hoàng cũng có thành tích tốt tại ASIAD, nhưng khi bước ra sân chơi Olympic đã không thắng được chính mình ở cả hai nội dung thế mạnh 800 m và 1.500 m tự do. Vì vậy đầu tư cho Huy Hoàng cần tập trung mạnh cho ASIAD hơn là Olympic.
Vậy để có huy chương ở Olympic 2028, ngay từ bây giờ ngành TDTT cần tính toán lại chặt chẽ từ việc lựa chọn VĐV, lộ trình phù hợp với kinh phí tập trung nhiều hơn. Trịnh Thu Vinh dứt khoát cần được đầu tư tiếp bên cạnh Phạm Quang Huy, Lê Thị Mộng Tuyền và một số tài năng trẻ khác. Tương tự Trịnh Văn Vinh cũng cần xem lại, liệu với chấn thương đã thành mãn tính, anh có còn đủ sức chơi đỉnh cao nữa hay không. Ở môn cử tạ, rất cần thiết phải đánh giá cho sát sườn và tìm thêm nhân sự cả nam lẫn nữ ở các hạng cân nhẹ, chuẩn bị cho 4 năm kế tiếp, trước Olympic 2028. Ngoài 2 môn cử tạ và bắn súng, thực sự các môn võ chỉ hy vọng taekwondo (Trần Hiếu Ngân từng giành HCB taekwondo hạng cân 57 kg ở Olympic Sydney 2000). Ở môn judo hay quyền anh, VĐV VN rất khó cạnh tranh huy chương tại Olympic.
Bạn đang đọc Thể thao Việt Nam khi nào hết trắng tay ở Olympic: Gieo gì gặt nấy tại website hungday.com
Dưới đây là nhà xưởng sản xuất giường gội đầu ac có thể liên hệ để nhận tư vấn nếu có nhu cầu setup giường gội đầu tại nhà nhé: https://hungiota.com/xuong-san-xuat-giuong-goi-dau-duong-sinh-tai-ha-noi/