Thực hư câu chuyện một hổ cân ba sư – Tìm hiểu và phản bác

Tháng tám 1, 2024

Mỗi khi tranh luận về sư tử hoặc hổ, sẽ có những bình luận đồn rằng vào thế kỷ 20, thực dân Anh đã tổ chức một trận đấu giữa hổ và sư tử tại Ấn Độ, với mục đích muốn chứng minh sư tử mạnh hơn hổ, cũng như thị uy dân Ấn Độ nhằm phục vụ mục đích chính trị. Con hổ đã đấu với lần lượt ba con sư tử và giết cả ba, cho đến khi bị thực dân Anh bắn thuốc mê/bắn chết/hạ độc để rửa nhục. Thậm chí, một số người còn nói rằng đó là một con hổ Sumatra cái đấu với ba con sư tử châu Phi đực. Vậy rốt cuộc câu chuyện đó thực sự tồn tại không? Bài viết được tạo ra nhằm giải ảo về huyền thoại một hổ đấu với ba sư tử, giúp mọi người có cái nhìn khách quan và cân bằng hơn giữa cuộc tranh luận tốn nhiều giấy mực nhất trong thế giới động vật này.
Đầu tiên là truy ra nguồn gốc lời đồn.
Trên thực tế, lời đồn đại về một hổ đấu với nhiều sư xong bị thực dân ra tay nói trên, nó thực chất bắt nguồn từ clip này.
Clip được đồn là một hổ đấu với ba sư
Song khác với lời đồn bảo rằng clip được quay bởi thực dân Anh, nó lại được quay bởi Castle Films, một công ty làm phim bên Mỹ đương thời, sáng lập bởi Eugene W. Castle, nhằm phục vụ thị trường trong nước. Bối cảnh của phim diễn ra tại rừng Gir, mà ngày nay được đổi tên là Vườn quốc gia Gir, thành trì cuối cùng của sư tử châu Á.
Không như người Anh coi sư tử là biểu tượng, người Mỹ họ coi đại bàng đầu trắng là biểu tượng của quốc gia họ. Sau khi tra cứu kỹ hơn, thì đây là một bộ phim có tên là Adventure Parade: Lion-Tiger Fight!, được quay vào những năm 1930. Dưới đây là thông tin bộ phim.
Về phần trận chiến, có thể thấy có 3 con sư tử. Một con sư tử Barbary, một con sư tử châu Á và một con sư tử cái.
Con sư tử Barbary

Con sư tử Barbary
Con sư tử châu Á.

Con sư tử châu Á.
Con sư tử cái.

Con sư tử cái.
Về phần lũ hổ, có thể thấy có 3 con hổ Bengal. Do hổ thường phân biệt bằng vằn, vậy nên sẽ khó phân biệt hơn sư tử. Có lẽ có một con hổ cái trong đó để tương xứng với con sư tử cái trong clip, nhưng nếu cả ba con hổ đều hổ cái thì chắc chắn là không. Sau đây là clip chứng minh có 3 con hổ, và hình ảnh 3 con hổ trong clip
Clip phân tích có 3 con sư tử và 3 con hổ
Ba con hổ

Ba con hổ
Thứ hai, tương quan sức mạnh của các giống hổ và sư tử.
Để có thể dễ dàng phân tích và phản bác, ta cũng cần phải quan sát tương quan giữa hai loài. Do trước đây đã từng so sánh sức mạnh của hổ và sư tử nói chung rồi, nên hiện tại ta sẽ chỉ so sánh giữa 3 phân loài sư tử châu Phi, phân loài sư tử châu Á và quần thể hổ Sumatra với nhau, để xem chênh lệch của chúng như thế nào.
Cân nặng của hổ Sumatra, sư tử châu Á và sư tử châu Phi. Nguồn ảnh : Nguyễn Trọng

Cân nặng của hổ Sumatra, sư tử châu Á và sư tử châu Phi. Nguồn ảnh : Nguyễn Trọng
Dựa theo bảng trên, có thể thấy rõ hổ Sumatra nhỏ hơn đáng kể so với cả sư tử châu Phi lẫn sư tử châu Á. Kích thước của chúng nhìn chung chỉ to hơn báo đốm Mỹ.
Kích thước của báo đốm Mỹ. Nguồn ảnh : Guate Gojira

Kích thước của báo đốm Mỹ. Nguồn ảnh : Guate Gojira
Với mức chênh lệch cân nặng lớn như vậy, thì ngay cả khi hổ Sumatra đực đối đầu với sư tử châu Á thì vẫn có thể bị áp đảo, chứ đừng nói là một con hổ Sumatra cái đấu với ba con sư tử Châu Phi đực trưởng thành.
Về phần chênh lệch giữa sư tử và hổ nói chung ra sao, do tôi trước đây đã viết một bài rồi nên xin phép được để link bên dưới để tránh không cho bài bị dài dòng lan man làm mất thời gian đọc của mọi người.
Thứ ba, đó là về tính logic.
Bất cứ câu chuyện nào cũng đều phải có tính logic của nó. Chỉ cần đọc qua, đã thấy sai rất nhiều lỗi logic cơ bản.
Lỗi đầu tiên đó là vì muốn bảo vệ hình tượng sư tử và muốn chứng minh sư tử thắng nên thả lần lượt ba con sư tử cho đánh với hổ rồi bắn. Tại sao lại phải làm như vậy khi ta đang muốn chứng minh rằng sư tử mạnh hơn? Có ai đời muốn chứng minh lại cho đánh hội đồng, xong rồi còn bắn đối phương không? Chưa kể đến việc muốn chứng minh sư tử thắng, nhưng thế lý nào lại thủ sẵn ba con sư tử dự phòng để đấu với một con hổ, vừa cồng kềnh lại còn nhục nhã, thậm chí còn mang tính xúc phạm biểu tượng quốc gia do nó không khác gì coi sư tử như chó săn. Mà chó săn và hổ chênh lệch như nào ai cũng rõ, tội gì phải chứng minh sư tử mạnh hơn hổ.
Còn nếu là để thử nghiệm, thì việc bắn con hổ chỉ vì nó giết 3 con sư tử chả khác gì tự bắn vào cái mục đích của bản thân.
Lỗi thứ hai, đó là một hổ đánh với lần lượt ba con sư tử. Nếu thực sự có chuyện này, vậy thì thì xác của mấy con sư tử bị giết chết đâu? Lúc hai con thú ăn thịt đầu bảng đang đánh nhau, ai mà dại dột đến mức dám xuống đó kéo xác sư tử lên?
Lỗi thứ ba, đó là thực dân Anh vì muốn con sư tử mình thần tượng được thắng/rửa nhục, nên đã bắn thuốc mê/bắn chết/hạ độc con hổ ngay sau khi ba con sư tử ban đầu bị hạ. Đây là một lỗi logic mà ngay cả những kẻ gian lận cũng chẳng ai phạm phải. Bởi vì nếu như thực sự muốn gian lận hoặc cay cú, thì chỉ việc bắn con hổ ngay khi con sư tử đầu tiên bị cắn chết là đủ, việc gì phải thả 3 con sư tử rồi bắn cho đã nhục còn cồng kềnh.
Còn nếu muốn hạ độc, thì hiển nhiên là không ai đi hạ độc một con thú ngay giữa thanh thiên bạch nhật, càng không có chuyện lén hạ độc nó trong lúc con vật còn thức nếu không muốn bị nó vồ cho mất mạng. Mà đã hạ độc như vậy thì chắc gì con hổ đã bò được ra đấu trường. Nghĩa là tỉ lệ rủi ro bị bại lộ quá cao.
Chưa hết, trong clip có ít nhất 2 người Ấn Độ xem cảnh sư tử và hổ đấu nhau, và chắc chắn còn nhiều hơn nữa trong quá trình quay. Vậy nên chả có lý do gì để thực dân Anh phải làm cồng kềnh như vậy cả.
Có 2 người Ấn Độ ngay cạnh, đố ông thực dân Anh nào dám ngang nhiên giở trò con bò ngay giữa thanh thiên bạch nhật đấy.

Có 2 người Ấn Độ ngay cạnh, đố ông thực dân Anh nào dám ngang nhiên giở trò con bò ngay giữa thanh thiên bạch nhật đấy.
Và cuối cùng là lỗi logic thứ tư, mua thứ bản thân đang dư thừa. Hổ Sumatra sống ở khu vực đảo Sumatra, khi đó đang thuộc quyền quản lý của Hà Lan. Trong khi đó, khu vực Ấn Độ là nơi có nhiều hổ nhất thế giới. Theo lý lẽ bình thường mà nói, không một ai dở hơi mà đi mua thứ bản thân đang dư thừa cả, vậy nên việc tha một con hổ Sumatra về Ấn Độ là một hành động đốt tiền. Sẽ có người cãi làm vậy là vì mục đích chính trị và thị uy. Nhưng xin thưa, giữa việc mua một con hổ với quản lý trị an, thì cái nào hiệu quả hơn trong việc thị uy dân chúng?
Chưa kể việc sống chết để mua một con cọp Sumatra về là hành động đốt tiền vô nghĩa, nếu một nhà cầm quyền dám làm như vậy thì chắc chắn ông ta sẽ bị khởi tố với mẫu quốc ngay lập tức vì làm lãng phí ngân sách. Còn dùng tiền túi thì càng không, do mua thứ tốn kém như vậy khả năng cao sẽ bị tình nghi là biển thủ công quỹ. Nên nhớ khi đó đang là thế kỷ 20, thời gian vận chuyển chắc chắn kém hơn bây giờ, đương nhiên kéo theo đó là vấn đề chi phí vận chuyển.
Thứ tư và cuối cùng, những sự thật lịch sử :
Dựa theo những gì đã nói ở trên, thì tỉ lệ những lời đồn kia là fake đã đạt tới 90% rồi. Song ta vẫn cần phải dùng một số sự thật lịch sử, để có thể phản bác nó hoàn toàn 100%
1 – Clip này được tổ chức tại Ấn Độ. Nghĩa là những con hổ được dùng trong clip này chắc chắn là hổ Bengal, hoặc ít nhất cũng có một con hổ Bengal trong đó.
2 – Súng bắn đạn tẩm thuốc (dart gun) được phát minh vào cuối thập niên 1950, khoảng một thập niên sau khi Ấn Độ giành độc lập kể từ năm 1947, và hơn 20 năm sau khi bộ phim được quay. Vậy nên việc con hổ bị thực dân Anh bắn thuốc mê sau khi hạ sát ba con sư tử hoàn toàn là chuyện hoang đường.
III – các trận đấu thú đã được tổ chức trong suốt hàng ngàn năm, với mục đích là để giải trí hoặc ghi lễ, ví dụ như Hổ Quyền ở Việt Nam, hay xa hơn là đấu trường La Mã. Tuy rằng việc bị can thiệp nhằm tạo lợi thế cho một con vật là có xảy ra, nhưng chung quy đều là vì mục đích giải trí. Vậy nên một nhà cầm quyền bình thường sẽ chả ai tổ chức kèo đấu thú nhằm mục đích phô trương uy thế quốc gia cả, tư nhân cũng chả dở hơi đi gian lận theo những cách cồng kềnh nói trên.
IV – Sư tử châu Á đôi lúc cũng có trường hợp đánh bại hổ Bengal, nghĩa là dùng sư tử châu Phi sẽ chỉ khiến cho cân kèo hơn mà thôi, chứ tuyệt nhiên không có chuyện một hổ đấu với ba sư tử, càng không với kèo hổ Sumatra và sư tử châu Phi.
V – Sumatra không phải là loài hổ nhỏ nhất thế kỷ 20. Loài hổ nhỏ nhất thế kỷ 20 là hổ Bali. Vậy nên câu chuyện hổ Sumatra đánh sư tử châu Phi là sản phẩm của thế kỷ 21 khi hổ Bali đã tuyệt chủng được vài chục năm, và kèo hổ với sư tử được đưa lên Internet. Nếu thực sự muốn mua giống cọp nhỏ từ nước ngoài về cho đánh nhau với sư tử, thì người ta sẽ chọn cọp Bali. Ngay cả ở Ấn Độ cũng có quần thể cọp Sundarban nhỏ không kém gì hổ Sumatra. Nghĩa là chỉ có dở hơi mới đi đốt tiền đi tha con cọp Sumatra về Ấn Độ để đánh nhau với sư tử.
VI – Hổ Sumatra sống ở khu vực đảo Sumatra. Khu vực này vốn thuộc sự quản lý của Hà Lan. Khoảng cách giữa đảo Sumatra và rừng Gir thuộc Ấn Độ rất là xa. Kết hợp với chênh lệch công nghệ hai khu vực, và khác biệt về bên sở hữu (Ấn Độ thuộc Anh, Sumatra thuộc về Hà Lan) sẽ khiến cho quá trình mua hổ Sumatra mang về Ấn Độ sẽ vô cùng tốn kém và mất thời gian, càng tăng tính bất khả thi của việc nhập hổ Sumatra về Ấn Độ hơn nữa.
Vị trí của rừng Gir và đảo Sumatra

Vị trí của rừng Gir và đảo Sumatra
Kết luận :
Từ những phân tích trên, có thể thấy rõ rằng tin đồn một hổ đấu với ba sư, xong bị thực dân bắn để gỡ gạc danh dự là fake new 100%. Người bình thường sẽ không có ai nghĩ câu chuyện kia là thật cả, trừ khi họ có vấn đề về thần kinh, hoặc là fan cuồng bất chấp lý trí, hoặc là bị ngộ độc thông tin.