Thương hiệu Pokemon – Ý tưởng của “ri viu ơ” thành biểu tượng tỷ đô của game

Tháng bảy 5, 2024

Nhớ lại tuổi thơ dữ dội của những đứa trẻ 9x, chắc chắn không thể thiếu Beanie Babies, Tamagotchi (máy game nuôi gà ảo) và Pokemon. Chúng đổ bộ vào thế giới đồ chơi những năm 1990 với tốc độ chóng mặt, khiến các bậc phụ huynh phải đến những cửa hàng đồ chơi để săn cho bằng được chú Beanie Babies hot nhất, hay lá bài Pokemon mà con mình ao ước.
Nhưng trong khi số phận của những món đồ chơi kia chỉ là những cơn sốt thoáng qua, thì Pokemon lại là một trường hợp hoàn toàn khác. Thay vì chìm vào quên lãng, Pokemon ngày càng phát triển. Thương hiệu không ngừng tung ra các sản phẩm mới, mở rộng sang nhiều thị trường hơn, và cho đến tận ngày nay, sức hút của nó vẫn chưa hề giảm nhiệt.
Đâu là bí mật để một thương hiệu đồ chơi có thể duy trì độ nổi tiếng suốt hơn 25 năm? Hãy cùng lật lại dòng thời guan để khám phá hành trình ra đời của thương hiệu huyền thoại này, và lý do vì sao Pokemon vẫn giữ được sự thu hút cho đến tận bây giờ!

Bắt đầu hành trình với Pokemon

Quay ngược thời gian về năm 1996, chúng ta sẽ gặp gỡ một trò chơi điện tử không chỉ đơn thuần là giải trí – Pokemon. Ý tưởng về Pokemon đến với người chuyên “rì viu” game, sau này trờ thành nhà phát triển game người Nhật Bản. Ông Satoshi Tajiri là cha đẻ của Pokemon – từ chính những thú vui thời thơ ấu của ông. Khi còn bé, Satoshi rất thích bắt ếch nhái và côn trùng quanh nhà mình ở Tokyo. Lấy cảm hứng từ đó, ông hợp tác với Ken Sugimori cùng các nhà thiết kế khác để thành lập Game Freak, với mong muốn mang đến cho trẻ em niềm vui tương tự như những gì ông đã từng trải nghiệm.
Ngoài sở thích thời thơ ấu, Satoshi còn được truyền cảm hứng từ một chương trình truyền hình có tên Ultra Seven. Trong chương trình này, Ultraman chiến đấu chống lại kẻ xấu với sự trợ giúp của những con quái vật khổng lồ. Ban đầu, Satoshi đặt tên cho trò chơi gốc của mình là “Capsule Monsters” nhưng Nintendo đã từ chối ý tưởng này.
Mặc dù ban đầu Nintendo chưa hiểu mục đích của trò chơi, nhưng cuối cùng họ cũng đồng ý tài trợ cho việc phát triển game dưới sự hợp tác của Shigeru Miyamoto – người đã tạo ra The Legend of Zelda và Mario. 
Nintendo cho Satoshi 6 năm để phát triển trò chơi đầu tiên, và Capsule Monsters chính thức trở thành Pokemon vào cuối quá trình phát triển. Cái tên Pokemon được lựa chọn vì Nintendo có một số lo ngại về thương hiệu và bản quyền với tên gốc của Satoshi.
Sau khi trò chơi điện tử bùng nổ, Pokemon đã mở rộng thương hiệu sang các sản phẩm khác như thẻ bài, đồ chơi, sách, truyện tranh và anime. Ngày nay, tổng doanh thu của thương hiệu đã vượt qua 1 tỷ đô la Mỹ!

1982: Ý tưởng Pokemon ra đời khi làm “rì viu” về game

Du hành ngược thời gian một chút, quay lại năm 1982. Chắc hẳn các bạn không ngờ, hành trình của Pokemon lại bắt đầu từ một tạp chí game!
Satoshi Tajiri, cha đẻ của Pokemon, cùng những người bạn đã thành lập Game Freak. Với niềm đam mê cháy bỏng dành cho game thùng (game arcade), ông ấy đã tự mình tạo nên một tạp chí game. Tạp chí này bao gồm cả bài đánh giá và những bí mật thú vị về các trò chơi khác nhau.
Tạp chí Game Freak  chuyên rì viu  (“review”) các trò chơi điện tử đình đám.
Nhưng chỉ viết về game thôi thì chưa đủ thỏa sức đam mê, Satoshi ấp ủ ước mơ to lớn là tự tay tạo ra những thế giới ảo cho mọi người thỏa sức khám phá. Game Freak lột xác, từ một “chiến thần rì viu” biến thành nhà sản xuất game chính hiệu. Họ cho ra đời hàng loạt trò chơi đình đám như Yoshi, Mario và Wario, hay Pulseman.

1996: Pokemon có mặt từ trò chơi đến thẻ bài

Lấy cảm hứng từ những ngày thơ bé rong chơi bắt côn trùng, tắm mát bên ao nhà, Satoshi đã thổi hồn vào thế giới Pokemon. Trò chơi điện tử đầu tiên có tên “Pokemon Red” và “Pokemon Green” được thiết kế dành cho máy cầm tay, với những băng hình nhỏ xíu nhưng chứa đựng cả một vũ trụ rộng lớn.
Năm 1996 đánh dấu cột mốc quan trọng – Pokemon chính thức ra đời!
Ngay từ khi được thành lập vào năm 1996, Pokemon đã xây dựng được một vũ trụ giả tưởng cho người chơi. Mỗi người chơi có thể chọn một nhân vật là “Huấn luyện viên Pokemon”. Nhân vật này được xây dựng dựa trên tính cách của người chơi và hoàn toàn độc đáo. Nhiệm vụ của huấn luyện viên là đi vào thế giới Pokemon để thu thập tất cả các nhân vật Pokemon. Khi bắt được các Pokemon khác nhau, nhân vật/huấn luyện viên sẽ xây dựng được đội quân của mình để chiến đấu với các nhân vật Pokemon khác.
Các nhân vật trong thế giới Pokemon đã trở thành biểu tượng văn hóa đại chúng. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp thương hiệu này trên phim ảnh, báo chí, bìa tạp chí, hay thậm chí là các công viên giải trí. Pokemon hiện là một trong những biểu tượng của thế giới trò chơi điện tử phổ biến nhất từng được tạo ra, chỉ xếp sau biểu tượng Super Mario Bros huyền thoại.

1997: Pokemon chiếm sóng thế giới phim hoạt hình

Năm 1997, loạt phim hoạt hình Pokemon được ra mắt, tiếp nối thành công của trò chơi và thẻ bài. Bộ phim kể về hành trình của Satoshi, sau này đổi tên thành Ash Ketchum, cùng người bạn đồng hành Pikachu, với ước mơ trở thành bậc thầy Pokemon. Cho đến nay, Pokemon đã sản xuất hơn 1.000 tập phim hoạt hình, đưa người xem phiêu lưu khắp vùng đất Kanto và hơn thế nữa.

1998: Pokemon bùng nổ bên ngoài Nhật Bản

Cơn sốt Pokemon không chỉ dừng lại ở Nhật Bản. Năm 1998, “Pokemon Red” và “Pokemon Blue” đổ bộ nước Mỹ, chinh phục hàng triệu trái tim trẻ em. Sau đó, nước Anh cũng không thể cưỡng lại sức hút của những chú Pokemon đáng yêu.
Trò chơi ban đầu được phát triển và thiết kế cho máy chơi game Game Boy của Nintendo – Chỉ cần một sợi cáp nối hai máy Game Boy, những người bạn đã có thể cùng nhau du hành bắt Pokemon.
Khi cơn sốt Pokemon lan rộng, trò chơi đã được mở rộng sang nhiều sản phẩm và nền tảng khác nhau để tiếp cận đến nhiều người chơi hơn.
Cùng thời điểm, thẻ bài Pokemon ra đời với 102 lá bài đầu tiên, vẽ nên hình ảnh các nhân vật do chính họa sĩ Ken Sugimori, Keiji Kinebuchi và Mitsuhiro Arita sáng tạo. Giống như trò chơi điện tử, cơn sốt thẻ bài Pokemon nhanh chóng lan rộng toàn cầu, biến việc trao đổi, sưu tập và thi đấu thẻ bài thành thú vui tao nhã của trẻ em thời ấy.

2016 – 2018: Pokemon GO tái định vị thương hiệu game

Những tưởng Pokemon chỉ tập trung vào game, thẻ bài và hoạt hình, nhưng không! Năm 2016, thương hiệu Pokemon táo bạo lấn sân sang thị trường game mobile với Pokemon GO.
Sử dụng công nghệ thực tế ảo (AR), Pokemon GO cho phép người chơi “bắt Pokemon” ngay tại thế giới thực, biến những con phố quen thuộc thành vùng đất Kanto sôi động. Ngay khi ra mắt, Pokemon GO đã “phá đảo” các bảng xếp hạng về lượt tải, cho đến nay, con số này đã vượt quá 1 tỷ lượt!
Năm 2018, Pokemon lại cho ra mắt 1 phiên bản mới so với những trò chơi gốc. Pokemon Let’s Go Pikachu và Let’s Go Eevee ra đời, khoác lên mình diện mạo mới mẻ, cho phép người chơi ném bóng Pokeball bằng chính tay cầm điều khiển Nintendo Switch. Thậm chí, với một phụ kiện đặc biệt, bạn còn có thể dắt Pokeball đi dạo, khiến trải nghiệm game thêm phần chân thực.

Thương hiệu Pokemon – Vẫn cuồng nhiệt như thuở nào

Hơn 30 năm sau khi ra mắt, Pokemon vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Vào năm 2016, nhân kỷ niệm 20 năm, Pokemon tung ra cú hích “Pokemon GO” – trò chơi di động đình đám. Đây chính là minh chứng cho việc Pokemon không bao giờ ngủ quên trên chiến thắng. Cùng năm đó, Pokemon hợp tác với đế chế Nintendo Switch cho ra mắt hàng loạt tựa game mới, tiếp tục khuấy động thế giới trò chơi điện tử .
Pokemon chinh phục người chơi ở mọi lứa tuổi. Với những người hâm mộ cũ, Pokemon gợi lại ký ức tuổi thơ tươi đẹp. Còn với thế hệ game thủ mới, Pokemon mang đến những trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Kể từ phiên bản đầu tiên, bộ sưu tập Pokemon đã chào đón thêm hơn 10 tựa game mới nhất, với những phiên bản gần đây là Pokemon Legends: Arceus và Pokemon Scarlet & Violet. 
Bên cạnh đó, hơn 30 tỷ thẻ bài Pokemon đã được trao đổi, mua bán trên toàn thế giới. Cho đến nay, hành trình của bạn sẽ là chinh phục 898 chú Pokemon đáng yêu!
Thành tích thương mại của Pokemon cũng khiến người ta choáng ngợp. Hơn 279 triệu trò chơi đã được bán ra, và The Pokemon Company thu về 1.5 tỷ đô la mỗi năm – một con số khổng lồ khẳng định sức mạnh của đế chế thương hiệu Pokemon.

Anh chị cần mua bàn ghế ăn gia đình thì tham khảo trang này bên em với nhé này ạ. Xin cảm ơn.