Từ quy luật sinh sản cho đến tình yêu lý tưởng
Tháng tám 7, 2024
Trong xã hội hiện đại thông qua các nền tảng mạng xã hội, chúng ta dễ dàng thấy được những câu chuyện tình yêu cao đẹp của các cặp đôi. Điều đó có thể diễn ra trong phim, hoặc một đoạn xu hướng thịnh hành và ngắn nào đó. Kết thúc chung luôn gợi mở về tình yêu chân thành giữa hai người trong cuộc sống gia đình. Thấy được những đứa trẻ được sinh ra trong gia đình có bố mẹ yêu nhau dựa trên tình yêu lý tưởng thì chúng ta tin rằng nó sẽ sinh ra những đứa trẻ đầy đủ tình yêu thương tốt đẹp hơn, mang trong mình tất cả những giá trị cao quý của cha mẹ.
Thế nhưng, thực tế lại không hoàn toàn như vậy!
Các nghiên cứu về tình yêu đã chỉ ra một giả thuyết cho rằng: tình yêu con người càng trở nên lý tưởng thì càng dẫn đến kết cục bất hạnh. Sự phát triển tình yêu giữa các loài động vật càng tiến hóa cấp cao thì khả năng sinh sản theo quy luật lại giảm sút.
Tại sao lại có sự mâu thuẫn này? Trong khi điều mà con người hướng đến trong việc tìm kiếm bạn đời luôn là đặt nặng tình yêu lý tưởng lên hàng đầu, liệu thứ tình yêu lý tưởng thật sự là một con dao hai lưỡi, mang lại cả niềm vui lẫn nỗi đau? Hơn hết, chúng ta sẽ hiểu tình yêu lý tưởng như thế nào? Bài viết này, mình muốn đi sâu vào phân tích và tìm hiểu những dẫn chứng từ sự phát triển tình yêu của thế giới động vật cấp thấp cho đến loài động vật cấp cao hơn, sau cùng là con người nhằm khám phá ra vai trò của tình yêu trong quan hệ sinh sản và quan trọng nhất là bước tiến trong sự phát triển bức tranh lãng mạn này.
Quy luật sinh sản trong tình yêu của động vật không xương sống
Trong thế giới động vật không có xương sống, khái niệm “tình yêu” giữa các cá thể đực và cái không thực sự tồn tại. Thay vào đó, các hành vi mà chúng ta có thể xem là sự gắn kết giữa con đực và con cái thường liên quan đến mục đích sinh sản và bảo vệ hậu thế.
Phần lớn mối quan hệ giữa các loài trong động vật không xương sống chỉ gắn bó ngắn hạn để giao phối nhằm duy trì nồi giống. Điều đó thuộc quy luật sinh tồn, vừa để bảo vệ bản thân mình và giống nòi. Chẳng hạn ở một số loài bạch tuộc, con cái sẽ bảo vệ trứng cho đến khi chúng nở, thậm chí có thể hy sinh bản thân để đảm bảo sự sống sót của con non. Ở một số loài mang tính tập thể hơn như loài côn trùng như: kiến và ong làm việc cùng nhau để xây tổ để bảo vệ con “đầu đàn”, thực chất là bảo vệ con non trong tổ trước các mối nguy hiểm với các loài khắc tinh của chúng.
Ở cấp cao hơn, một số giả thuyết cho rằng có sự tương đồng trong việc thu hút “bạn tình” của loài nhện. Ở một số chủng loại có cách thức dùng phần bụng dưới của mình để thu hút nhện đực. Điều này cũng được tìm thấy ở các loài chim có bước phát triển cao hơn trong sự phát triển tình yêu trong loài động vật. Nhưng có điều khi ở loài nhện thì ngay sau đó, con đực sẽ bị làm mồi ăn cho con cái nhằm duy trì khả năng sinh sản, và làm tiền đề “thức ăn” cho hậu thế của chúng, điều này cũng được tìm thấy tương tự ở loài bọ ngựa.
Tuy nhiên, việc hy sinh của con đực trong quá trình giao hoan ở đây không phải là biểu hiện của tình yêu giữa hai giống mà là quy luật sinh sản. Vì mục đích chính của chúng là duy trì hậu thế cho giống loài bằng việc hy sinh theo lẽ tự nhiên mang tính bản năng. Do đó, ở các động vật không xương sống mặc dù chúng ta có thể thấy những hành vi gắn kết và hợp tác giữa giống đực và giống cái, nhưng chủ yếu xuất phát từ bản năng sinh tồn và nhu cầu sinh sản hơn là từ tình yêu theo yêu cầu phức tạp hơn như ở các loài động vật bậc cao hơn.
Tình yêu của động vật có xương sống
Đối với các loài trong động vật có xương sống đã có những biểu hiện rõ nét về tình yêu một cách nguyên thủy. Vì biểu hiện chỉ dừng lại ở mức nguyên thủy cho nên thường là kết quả dưới góc độ sinh học thể hiện qua việc tương tác cơ thể giống, và hóc môn trong cơ thể. Các hành vi này thường liên quan đến sự gắn kết, chăm sóc con non, và hợp tác trong việc sinh sản và nuôi dưỡng hậu thế.
Ở một số loài cá, việc sinh sản dường như là một điều dễ dàng với số lượng lớn. Thông thường, loài cá có khả năng sinh sản 1 triệu con/ 1 trứng. Những hành vi tính dục giữa loài cá thường chỉ biểu hiện qua việc hợp tác sinh sản và nuôi dưỡng con non. Ở một số loài đặc trưng, tình yêu giữa giống loài thể hiện qua việc san sẻ trách nhiệm nuôi con như ở loài cá ngựa, các nhà khoa học tìm thấy hành vi mang thai hộ của con đực khi con cái gửi trứng vào túi của nó. Điều này cũng thể hiện qua một tự tiếp xúc giao phối đặc đáo mà cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có những lý giải cụ thể. Nhưng tỷ lệ cá ngựa đực đẻ 100 – 250 con.Những loài lớn hơn có thể sinh khoảng 1.500 con mỗi lứa. So với các loài cá khác thì tỷ lệ này khá thấp, liệu nó có liên quan gì đến hành vi giao phối có san sẻ tình yêu giống loài giữa chúng, điều mà ta không thể tìm được ở loài cá khác?
Ở nhóm loài lưỡng cư và bò sát, ta thường thấy chúng tập trung trong vai trò bảo vệ hậu thế. Hai giống duy trì liên kết và nhiệm vụ tự nhiên để thực hiện sản sinh giống loài, bảo vệ di sản của giao phối. Ở một số loài ếch, con đực thể hiện hành vi bảo vệ mạnh mẽ đối với trứng. Chẳng hạn, ếch lưng trơn (Smooth-backed frog) con đực sẽ bảo vệ trứng và tấn công bất kỳ mối đe dọa nào đến gần. Hành vi này cho thấy một mức độ gắn kết và chăm sóc con cái, điều này được nhận diện như là sự bộc lộ bản năng giống loài của con đực và con cái. Tương tự thế, ở các cá thể cá sấu cái thường có hành vi bảo vệ tổ trứng rất mạnh mẽ. Sau khi đẻ trứng, con cái sẽ xây dựng tổ và bảo vệ nó khỏi kẻ thù. Hành vi này bao gồm cả việc tấn công bất kỳ động vật nào đến gần tổ.
Loài chim có một dạng thức biểu hiện rõ hơn của tình yêu như là một yếu tố cần thiết để thực hiện hành vi sinh sản. Ở giống loài chim, các nhà khoa học gọi chúng là “biệt tài thu hút bạn tình” với những nghi thức hết sức độc đáo được quy định trong bản năng tự nhiên và cơ chế sinh học bên trong của chúng. Chẳng hạn như loài chim Bowerbird được các nhà khoa học chú ý rất lớn đến sự tỷ mỉ và cách thức tán tỉnh bạn tình chúng. Mỗi khi mùa giao phối đến, những con trống sẽ xây tổ đẹp nhất để hấp dẫn bạn tình. Tổ của loài chim này được trang trí bằng những vật thể lạ và nhiều màu sắc như miếng thủy tinh xanh lá cây, đồ chơi bằng nhựa, cành lá, hoa, sợi len và sợi kim tuyến… Theo The Guardian, John Endler của Đại học Deakin đã báo cáo rằng những con đực sử dụng ảo ảnh thị giác khi xây dựng tổ. Khi chim cái tới, chúng sẽ biểu diễn màn mở đầu bằng nhiều cách khác nhau như dạo quanh tổ của mình để khoe vẻ đẹp của ngôi nhà hay vừa thực hiện điệu nhảy, vừa tạo ra những tiếng gọi khò khè từ cổ họng để nỗ lực quyến rũ con cái. Tổ của chim đực chỉ dùng vào mục đích tán tỉnh bạn tình. Sau đó, con chim trống sẽ nhượng lại cho con mái. Ngôi nhà để sinh con sau này sẽ do chim mái tự xây trên khoảng đất trống hoặc trên cây cách tổ chim đực xây không xa. Trong thời gian sinh sản, chúng sẽ không sống chung. Chim mái một mình nuôi con và con trống lại tiếp tục công việc xây tổ khác. Loài chim cho thấy mức độ quyến luyến trong biểu hiện của tình yêu loại quan trọng hơn rất nhiều so với loài cá. Việc quá tập trung đến quy trình, nghi thức trong tình yêu giữa giống loài lại là nguyên nhân chính dẫn đến khả năng sinh sản giảm mạnh, khi mỗi lần giao phối của loài chim chỉ có khoảng 4-5 trứng, mỗi năm chỉ có 1,2 mùa/lứa.
Khả năng sinh sản ở động vật lưỡng cư và bò sát thấp hơn so với cá. Tuy nhiên, ở những loài này, sự hấp dẫn và đam mê giữa các cá thể lại tăng lên. Ví dụ, các loài chim với tỷ lệ sinh sản thấp hơn có xu hướng thể hiện những hành vi tán tỉnh phức tạp và tình yêu đam mê hơn. Điều này cho thấy mối liên hệ giữa tỷ lệ sinh sản và mức độ tình yêu: khi tỷ lệ sinh sản giảm, cường độ tình yêu và sự gắn kết lại tăng.
Con người
Tình yêu ở con người là một hiện tượng phức tạp và đa diện, bao gồm nhiều yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội và văn hóa. Khác với các loài động vật, tình yêu ở con người không chỉ liên quan đến sinh sản và bảo vệ con non mà còn bao gồm sự gắn kết tinh thần, cảm xúc và sự phát triển cá nhân.
Ta có thể thấy một mức độ vượt trội hơn ở con người về tình yêu. Nó là sự kết hợp chặt chẽ giữa mức độ thủy chung và cường độ đam mê tính dục. Ở mức độ cao hơn, nếu con người phát triển trong tư duy cá thể của não bộ. Thậm chí, một số người cụ thể có thể xem xét tình yêu như một tôn giáo hoặc là một lý tưởng. Điều đó dẫn đến việc họ có thể loại bỏ hoàn toàn những yếu tố sinh sản của tự nhiên để tập trung cho tình yêu lý tưởng. Tư duy phát triển khiến con người xem tình yêu như một mục tiêu tự thân khiến tình yêu ở con người đạt đến mức độ siêu việt, với sự thủy chung và cường độ đam mê cao nhất. Tuy nhiên, điều này lại dẫn đến những hệ quả phức tạp:
Thứ nhất, nếu đạt được ở mức độ tình yêu chân lý (lý tưởng) thì sự đắm đuối mãnh liệt này thường đưa nạn nhân đưa đến kết cục bi thảm. Các cặp đôi có thể dẫn đến tự sát và thực hiện các hành vi thần thánh hóa tình yêu đối với nhau. Xem đối phương như nguồn sống và áp đặt những giá trị mang tính siêu nhiên, vượt quá các hiện trạng của tự nhiên. Điều này dẫn đến các vụ tử tự, sẵn sàng chết vì yêu trong vấn đề coi trọng đối phương nhằm triệt tiêu đi sự sống của cá thể. Sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng. Hoặc đơn thuần là đối phương rời đi, thì tình yêu lý tưởng bị phá vỡ dẫn đến kết cục bi thảm.
Thứ hai, tình yêu lý tưởng số ít được thực hiện thành công không hẳn dẫn đến một lưới thế hệ sau xuất sắc. Trước khi để lại hậu thế xuất sắc như quy luật về việc sống trong gia đình đảm bảo hạnh phúc và tình yêu sẽ cho ra các thế hệ sau này phát triển. Thực tế lại cho thấy, tình yêu lý tưởng giữa các cặp đôi ở loài người dẫn đến tình trạng không muốn sinh con, họ sẵn sàng triệt tiêu yếu tố sinh sản. Bởi vì, trong quan hệ loài đã được quy định như trong các động vật có vú, loài bò sát, lưỡng cư thì con người có đặc tính tương tự. Khi con cái được sản sinh, tình yêu của chúng cũng dẫn mất đi di chuyển sang hậu thế. Vì thế, tình yêu lý tưởng sẽ không còn tồn tại nguyên vẹn, và sẽ sản sinh ra hậu thế hết sức tầm thường, giảm đi phần lớn giá trị của tình yêu giữa cha – mẹ chúng.
Kết Luận
Có thể thấy, tình yêu mãnh liệt, đặc biệt ở con người, không nhất thiết phải gắn liền với mục đích duy trì nòi giống. Tình yêu trở thành một lý tưởng tự thân, với cường độ đam mê và sự gắn kết cao, nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ và bi kịch. Trong khi ở các loài động vật, tình yêu và sinh sản có mối quan hệ chặt chẽ, thì ở con người, tình yêu đã vượt ra khỏi những giới hạn tự nhiên để trở thành một khía cạnh phức tạp và đa chiều của cuộc sống. Những khám phá về tình yêu và biểu hiện của nó trong tâm sinh lý của các loài động, con người là một mức độ phát triển cao hơn của quy luật sinh sản, nó là chất xúc tác, hay cơ chế đảm bảo cho khả năng sinh sản, bản năng sinh tồn của các loài động vật cấp thấp, còn ngược lại như ở con người thì trở thành một ý niệm mang tầm lý tưởng cao đẹp phức tạp hơn rất nhiều lần, đó vẫn là những băn khoăn mà các học giả đang phân tích ở các công trình phía trước./.