U-Boat và vị Tổng thống cuối cùng của Đức Quốc Xã

Tháng mười một 6, 2024

Tại sao ông lại được Hitler tin tưởng,cuộc đời và sự nghiệp của Doenitz có điều gì đáng chú ý? Lực lượng của ông đã gây ra những thiệt hại gì trong chiến tranh? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc đó. Dữ liệu của bài viết được lấy chủ yếu từ bộ phim tài liệu “Convoy: War for the Atlantic” năm 2009, cuốn sách “The Rise and Fall of the Third Reich: A History of Nazi Germany” của tác giả William L. Shirer cùng những tìm hiểu của người viết. Nếu có gì sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của các bạn. Hãy bắt đầu thôi nào

Tàu ngầm U-boat của hải quân Đức Quốc Xã

I. Xuất thân và thời trẻ.

Karl Doenitz sinh năm 1891 tại thị trấn Grunau, ngoại ô Berlin. Sinh ra trong một gia đình trung lưu, có bố làm kỹ sư. Thời niên thiếu, Doenitz sống khá đầy đủ và được trang bị nền tảng học tập tốt. Năm 1910, ông theo học tại trường hải quân Kiel, đến năm 1913, Doenitz được thăng lên quyền thiếu úy. Khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Doenitz phục vụ trên tàu tuần dương Breslau và chiến đấu với quân Nga ở Biển Đen dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Wilhelm Souchon. Lưu ý rằng trong thời gian này tàu Breslau được Đức bàn giao cho Ottoman và Doenitz cùng thủy thủ đoàn đã chiến đấu dưới lá cờ Ottoman. Đến năm 1915, tàu trúng phải mìn của Nga và buộc phải tạm ngừng chiến đấu để sửa chữa. Một năm sau, Doenitz được triệu hồi về Đức và tham gia khóa đào tạo để trở thành sĩ quan tàu ngầm. Lúc này, ông đã mang quân hàm trung úy hải quân. Năm 1917, ông hoàn thành khóa học và bắt đầu phục vụ trên tàu U-39. Không lâu sau đó, ông trở thành thuyền trưởng của các tàu UC-25 và UB-68. Đến tháng 10 năm 1918, tàu UB-68 gặp sự cố buộc Doenitz phải cho tàu nổi lên mặt nước. Ông bị quân Anh bắt giữ và trở thành tù binh quân sự trong suốt hai năm sau đó. Không có nhiều ghi chép chi tiết về các thành tích chiến đấu của Doenitz trong thời kỳ này, song có thể khẳng định, ông cũng đã dành khá nhiều chiến thắng và lập nhiều công cho quân đội Đế chế Đức. Bằng chứng là từ một quyền thiếu úy trước khi chiến tranh bắt đầu, ông đã mang quân hàm trung úy và là thuyền trưởng tàu ngầm lúc cuộc chiến ngã ngũ. Ông cũng đã trao huân chương thập tự sắt hạng I trong khoảng thời gian này. Cơ duyên của vị đô đốc tương lai cùng với U-boat cũng bắt đầu từ đây.

Doenitz thời trẻ

Doenitz thời trẻ

II. Giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến

Doenitz bị bắt giam tại Anh đến năm 1920 mới được trả về Đức. Ông tái ngũ và tiếp tục phục vụ hải quân. Đây là giai đoạn khó khăn nhất của nước Đức do họ phải tuân theo những quy định của Hòa ước Versailles. Thua trận trong thế chiến I buộc Đức phải ký vào Hòa ước mà họ coi là một nỗi nhục nhã với nhiều điều khoản bất lợi, trong đó nhân tố bị ảnh hưởng lớn nhất chính là quân đội. Hòa ước quy định, Đức chỉ được phép duy trì đội quân không quá 100.000 người, bị cấm sở hữu Không quân và không được phép đóng tàu ngầm, lực lượng thiết hạm cũng bị hạn chế rất nhiều. Với một lực lượng đã từng được trọng vọng, tôn thờ từ thời vương quốc Phổ và Đế chế thứ hai, từng được ví von là “Nhà nước bên trong Nhà nước”, đây không khác gì một cú tát đau điếng vào vị thế của quân đội. Rất nhiều tướng lĩnh bất bình, họ mong muốn xé bỏ Hòa ước và xây dựng lại lực lượng hùng mạnh trước thế chiến. Chính điều này cũng là một phần nguyên do dẫn tới sự ủng hộ của Quân đội với Hitler sau này, nhưng chúng ta sẽ bàn nó vào một dịp khác. Quay trở lại với Doenitz, mặc cho những hoàn cảnh ngặt nghèo của lực lượng nói chung, sự nghiệp của ông vẫn tiếp tục thăng tiến trong giai đoạn này. Doenitz được giao chỉ huy tàu ngư lôi, rồi đến tàu tuần dương Emden. Đến cuối năm 1935, ông đã được thăng đến quân hàm Kapitän zur See (thuyền trưởng hải quân). Ông cũng không phải chờ đợi quá lâu để có được cơ hội cho riêng mình

– Bước 1: Đội tàu ngầm sẽ chia ra tuần tra tìm kiếm đoàn hộ tống, khi phát hiện được đội tiếp vận, tàu sẽ liên lạc với Sở chỉ huy. Sở chỉ huy sẽ căn cứ vào thông tin về số lượng tàu địch và vị trí đã gửi để ra lệnh cho những tàu khác tập hợp lại thành một nhóm tấn công

– Bước 3: Các tàu trở về căn cứ để sửa chữa hoặc tiếp tục chia ra săn lùng.

III. Chiến tranh thế giới thứ II

Trong suốt thế chiến II, Doenitz và hạm đội U-Boat đã gây ra rất nhiều khó khăn cho quân Đông Minh, đặc biệt là người Anh. Các chiến dịch nhắm vào tàu thương mại đã đưa nước Anh vào một giai đoạn thiếu thốn cả về lương thực, đạn dược và khí tài chiến tranh. Tuy không thể tạo ra những bước ngoặt lớn làm thay đổi cục diện và cũng ít khi được nhắc đến hơn so với những chiến dịch trên bộ, cuộc tấn công nhắm vào đường tiếp vận trên Đại Tây Dương của Đức Quốc Xã vẫn là minh chứng cho sự ác liệt và tàn khốc của Thế chiến II. Đồng thời cũng cho chúng ta thấy nghệ thuật sử dụng tàu ngầm của người Đức. Dưới đây là một số sự kiện và cuộc chiến tiêu biểu:

1. Sai lầm của U-30

Doenitz, khi ấy đã là tư lệnh tàu ngầm, đã chờ sẵn ở cầu cảng và yêu cầu được nói chuyện với Lemp. Vị thuyền trưởng tỏ ra buồn bã và thú nhận anh ta chịu trách nhiệm cho vụ đánh chìm tàu Athenia. Lemp lập tức được đưa đến Berlin để giải trình với tư lệnh hải quân Raeder. Sau đó, vụ việc được bưng bít theo lệnh của Hitler. Họ không thể để lộ việc sĩ quan của mình vừa mới phạm một sai lầm tai hại như vậy ngay khi vừa chiến đấu. Đồng thời, họ cũng không muốn thu hút Hoa Kỳ vào cuộc chiến này ( trong số nạn nhân thiệt mạng có cả người quốc tịch Mỹ). Bộ trưởng Thông tin và tuyên truyền Joseph Goebbels sau đó tuyên bố người Anh cố tình đánh đắm Athenia để lôi kéo người Mỹ tham chiến (Chúng ta có thể trông chờ gì hơn ở một câu chuyện được kể bởi Goebbels chứ). Doenitz cũng tham gia vào việc giữ kín thông tin: Ông yêu cầu xóa bỏ nhật ký hải trình của tàu U-30 liên quan đến vụ đắm tàu Athenia, làm điều tương tự với nhật ký của mình và bắt thủy thủ đoàn phải tuyên thệ giữ bí mật. Có thông tin cho rằng Doenitz xét đến công trạng của Lemp trong chuyến ra khơi lần này, nên đã quyết định bỏ qua cho anh ta. Dù sao thì sau này, ông ta sẽ khai nhận toàn bộ vụ việc ở tòa án Nuremberg. Lemp, đen đủi hơn, không thể sống sót qua chiến tranh để thú nhận về sai lầm của mình với thế giới.

2. Vụ bắn chìm tàu HMS Courageous

3. Vụ đột kích Scapa Flow

Tuy rằng dành được nhiều chiến công trong tháng 9 và tháng 10 năm 1939, giai đoạn đầu với Doenitz và U-boat vẫn rất khó khăn. Ước tính từ tháng 9/1939 đến tháng 6/1940, hơn 20 tàu U-boat đã bị đánh đắm, trong khi số lượng tàu địch bắn hạ thì thua xa Không quân. Một trong những nguyên nhân được đưa là Đức không có lối đi thông ra Đại Tây Dương, do đó các tàu phải đi qua eo biển Manche hoặc biển Bắc, nơi có hệ thống phòng ngự được bố trí dày đặc. Vì vậy, rất nhiều tàu đã bị đánh đắm hoặc hư hỏng nặng nề trước khi được tham chiến. Kể cả khi thoát qua được và tiến ra Đại Tây Dương, tầm hoạt động của U-boat cũng giảm đi đáng kể do đã sắp cạn kiệt nhiên liệu sau chuyến đi dài. Tuy vậy, cơ hội nhanh chóng mở ra với Doenitz và lực lượng của ông ta vào cuối tháng 6/1940. Người Pháp thua trận chỉ sau 6 tuần quân Đức tiến công. Điều này đồng nghĩa với việc, giờ đây Hải quân có thể sử dụng các bến cảng của Pháp để rút ngắn quãng đường ra biển, và họ đã làm vậy. Từ tháng 7 năm 1940 trở đi, các tàu U chủ yếu xuất phát từ các bến cảng Lorient và Saint-Nazaire hướng thẳng ra biển, nhắm đến các đoàn hộ tống. Đàn sói cũng được áp dụng và tỏ ra rất hiệu quả trong các cuộc đi săn, trong khi vũ khí chống lại chúng là sóng Sonnar thì tỏ ra vô dụng khi các tàu ngầm nổi trên mặt nước. Từ đó, tạo thêm điều kiện để các thuyền trưởng Đức tha hồ bắn phá. Những người táo bạo thậm chí sẽ bí mật tiếp cận rồi trồi lên ở giữa đoàn hộ tống và thực hiện cuộc tấn công chết chóc ở tầm gần. Trong cuộc tấn công đầu tiên của đàn sói vào đoạn vận chuyển SC 7 và HX79, đàn sói gồm 8 tàu đã bắn chím tổng cộng 32 tàu mà không chịu thiệt hại nào. Ước tính, hàng trăm tàu buôn và hàng triệu tấn hàng hóa đã bị chôn vùi dưới đáy đại dương trong giai đoạn này. Thời gian này được gọi là giai đoạn vui vẻ lần thứ nhất với Kriegsmarine (Hải quân Đức Quốc Xã) với tổn thất không bao nhiêu mà thành công là rất lớn. Doenitz cũng được phong quân hàm Phó Đô đốc vào tháng 9/1940. Bên kia chiến tuyến, nước Anh rơi vào kiệt quệ khi vừa phải chống đỡ Luftwaffe (Không quân Đức) vừa phải chịu cảnh thiếu hàng tiếp tế do U-boat ngăn cản. Tuy vậy, giai đoạn này sẽ không kéo dài quá lâu, và sự kiện đặt dấu chấm hết cho quãng thời gian vui vẻ này sẽ là một cú sốc đau đớn với Doenitz.

5. Bước ngoặt lớn trên chiến trường

Đối với người Đức, thiệt hại ập đến quá nhanh chóng và nặng nề, đặc biệt là nó đến với những vị thuyền trưởng có kĩ năng và dày dặn kinh nghiệm nhất mà đế chế thứ ba sở hữu. Tình thế này khiến Doenitz bối rối xen lẫn đau buồn: Trong vòng chưa đầy 3 tháng, ông mất 4 vị thuyền trưởng giỏi, đặc biệt là Prien. Sau này, trong hồi kí của mình, Doenitz vẫn dành những lời tốt đẹp nhất khi nói về vị chỉ huy tài năng nhưng đoản mệnh “ Prien là con người đúng nghĩa, cá tình tuyệt vời, nhiệt huyết, tràn đầy năng lượng và vui vẻ. Gunther cống hiến hết mình và là tấm gương sáng cho cấp dưới noi theo”

Gunther Prien

Gunther Prien

Ngay trước chiến tranh, Doenitz yêu cầu 300 tàu ngầm để có thể đảo bảo chiến thắng cuộc chiến, vì ông cho rằng hạm đội tàu chiến của Đức sẽ không thể đối đầu trực tiếp với quân Anh. Bởi vậy, ông chủ trương phát triển đội tàu ngầm cỡ nhỏ với mục tiêu là cắt đứt tuyến viện trợ từ Canada, khiến nước Anh rơi vào cảnh thiếu thốn lương thực, đạn dược, khí tài và buộc phải đầu hàng. Trái ngược với Doenitz, cấp trên của ông là tư lệnh Raeder muốn xây dựng một hạm đội tàu nổi mạnh, đủ sức Knock out đối thủ của mình ngay trên mặt biển. Là một kẻ không hiểu biết gì về hải quân và ưa thích sự khoa trương, Hitler tất nhiên ủng hộ Raeder. Do đó, hạm đội tàu ngầm của Doenitz không nhận được nhiều sự ưu ái từ vị Quốc trưởng, với số lượng sản xuất và khí tài hạn chế. Ngay cả những quả ngư lôi, vũ khí chính của tàu ngầm, cũng không được phát triển cẩn thận. Kết quả là trong những năm đầu chiến tranh, những phi vụ thất bại do lỗi không phát nổ hoặc trục trặc của ngư lôi vẫn thường diễn ra. Một bằng chứng khá thú vị cho điều này là vào năm 2002, một trong những quả ngư lôi thất bại mà Prien phóng về phía tàu Oak nổi lên với phần đầu đạn bị tách rời và vẫn chưa phát nổ. Tất cả những điều này chứng minh rằng vào thời gian đầu của chiến tranh, dẫu là một lực lượng tiềm năng, U-boat vẫn chịu sự ghẻ lãnh vì sự tự tin thái quá và khả năng quân sự kém cỏi của thượng tầng đảng Quốc xã. Tuy nhiên, cũng vào những ngày tháng 5/1941, thiết giáp hạm Bismarch, chiến thuyền lớn nhất và là niềm tự hào của Quốc trưởng cũng như Raeder bị đánh đắm chỉ sau 1 tháng ra khơi trong chiến dịch đầu tiên. Sau thất bại của Bismarck, Hitler ngả hẳn về phía của Doenitz, ông ta bắt đầu cho tăng sản lượng U-boat theo yêu cầu của tư lệnh tàu ngầm và dần xa cách Raeder. Chẳng bao lâu sau, Raeder sẽ bị hất cẳng ra khỏi vị trí của mình.

Thiết giáp hạm Bismarck

Thiết giáp hạm Bismarck

Cuối năm 1941, Nhật tập kích Trân Châu Cảng, vài ngày sau, Đức buộc phải tuyên chiến với Mỹ. Việc Hoa Kỳ nhảy vào cuộc chiến không phải là tin vui với Doenitz, bởi sức mạnh của Đồng minh ở Đại Tây Dương sẽ được củng cố mạnh mẽ. Tuy vậy, thời gian đầu tiên, tư lệnh Ernest J.King từ chối thực hiện chiến thuật tàu hộ tống vốn vẫn đang khá hiệu quả để chống lại U-boat. Điều này tạo điều kiện cho Doenitz thực hiện kế hoạch đánh phủ đầu của mình, dẫn tới thời gian vui vẻ lần thứ hai của hải quân Đức. Cụ thể, Doenitz gửi các tàu U đón đánh các tàu buôn dọc bờ biển phía Đông của nước Mỹ và khu vực Caribe. Thực hiện chiến dịch này là các tàu ngầm lớp IX có tầm hoạt động xa hơn, dẫn đầu bởi tàu U-123 của chỉ huy Reinhard Hardegen. Được biết dưới cái tên Drumbeat, chiến dịch này gây nhiều tổn thất cho các tàu chở dầu và tàu buôn ngay tại ngoài khơi bờ biển nước Mỹ, đổi lại là rất ít thiệt hại cho U-boat. Những vụ tấn công này đôi khi còn được diễn ra ngay gần bờ biển và quần chúng nước Mỹ được dịp theo dõi trực tiếp. Có lần, Hardegen đã đánh đắm một tàu chở dầu cách bờ biển Florida chỉ khoảng hai dặm trước sự chứng kiến từ đám đông trên bờ biển.

8. Doenitz trở thành tư lệnh hải quân.

Như đã nói, trong thông cáo chính trị cuối cùng trước khi chết, Hitler đã cử Doenitz làm Tổng thống Đế chế Đức kiêm Tổng tư lệnh tối cao quân lực, trong khi trục xuất Goering và Himmler ra khỏi Đảng cùng tất cả những chức vụ liên quan. Sau cái chết của Hitler, ông trở thành vị nguyên thủ cuối cùng của Đế chế thứ ba. Đối với việc này, có nhiều quan điểm khác nhau cho việc này. Có người cho rằng ông đã thể hiện lòng trung thành với chế độ và vị Quốc trưởng một cách tuyệt đối. Mối quan hệ giữa hai người càng được củng cố khi các sĩ quan hải quân đã không tham gia vào âm mưu ám sát Hitler ngày 20/7/1944 và nhờ sự trung thành của Doenitz mà Hitler chưa bao giờ cảm thấy mình bị hải quân bỏ rơi. Còn đối với nhà sử học William L. Shirer, trùm phát xít cho rằng các tướng lĩnh Lục quân và Không quân đã cướp đi chiến thắng của ông ta. Do vậy chuyện chọn tư lệnh hải quân, lực lượng mà theo Shirer là quá thiếu năng lực, lên làm lãnh đạo chỉ là sự châm chọc cuối cùng của ông ta với quân đội Đức. Chúng ta sẽ không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, việc tìm hiểu xem đầu óc điên loạn của Hitler đã nghĩ gì không phải là một ý tưởng hay. Chỉ biết rằng, vào những ngày hấp hối của Đế chế thứ ba, Doenitz đã là người được tin tưởng nhất.

Doenitz bị bắt giữ ngày 23/5/1945

Doenitz bị bắt giữ ngày 23/5/1945

Trong những nỗ lực cuối cùng, ông cố gắng để quân lính mình đầu hàng quân Đồng minh chứ không phải Liên Xô. Ông lo lắng sự trả thù của người Liên Xô và do vậy đã giúp 2,2 triệu người lính không bị Liên Xô bắt giữ. Đến 1 giờ 30 phút rạng sáng ngày 7/5, ông ra lệnh ủy quyền cho Jodl ký các văn bản đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh đối với nước Đức chấm dứt và đế chế thứ ba chính thức sụp đổ.

10. Phiên tòa Nuremberg và cuộc sống sau này.

Sinh thời, sự nghiệp của Karl Doenitz có thể coi là rất thành công. Vốn xuất thân từ gia đình trung lưu không có truyền thống quân đội, ông đã leo lên đến chức tư lệnh hải quân, mang quân hàm Đại đô đốc và nhận huân chương Hiệp sĩ Thập tự sắt có lá sồi. Sau khi Hitler chết, ông trở thành nhân vật số 1 của nước Đức, dù chỉ trong thời gian rất ngắn. Ông cũng nhận được sự tôn trọng nhất định từ đối thủ khi nhiều tướng lĩnh phe Đồng minh tỏ ra bất bình trước bản án của ông. Cuối đời, ông được hưởng một cuộc sống an nhàn trước khi qua đời vì tuổi già. Đối với một vị tướng quân đội, đó có thể coi là một cuộc đời rất trọn vẹn. Tuy vậy, vẫn có nét buồn trong đó khi chính chiến tranh Đại Tây Dương đã cướp đi của ông 2 người con trai

Đức Quốc Xã tuy là một chế độ sai trái và đầy tội lỗi nhưng cũng sở hữu cho mình rất nhiều thiên tài về mặt quân sự. Từ Erwin Rommel, Erich von Manstein hay Heinz Guderian đều là những tướng lĩnh kiệt xuất. Bằng chứng là dù sở hữu quân lực ít hơn nhiều và vừa mới được tái phát triển chỉ khoảng 6 năm trước chiến tranh, Đức vẫn nhiều lần đẩy phe Đồng minh và Liên Xô vào thế chân tường. Đối với Karl Doenitz, tuy rằng cuộc chiến của ông thường ít nhắc tới song không thể đánh giá thấp những chiến công của vị đô đốc này. U-boat dưới sự chỉ huy của Doenitz đã luôn là hiểm họa đe dọa đẩy kẻ tử thù Anh quốc đến con đường diệt vong, như những gì mà Thủ tướng Anh đã tuyên bố sau chiến tranh “The only thing that ever really frightened me during the war was the U-boat peril.” ( Tạm dịch: “Điều duy nhất thực sự làm tôi sợ hãi trong suốt chiến tranh là mối nguy hiểm từ tàu ngầm U-boat.”)