Vai trò của Gen Z trong xung đột Myanmar
Tháng mười một 5, 2024
Vào ngày 1 tháng 2 năm 2021, quân đội Myanmar đã thực hiện cuộc đảo chính lật đổ chính quyền dân cử của Win Myint và bà Aung San Suu Kyi. Đối với những ai chưa biết, Aung San Suu Kyi là một chính trị gia quan trọng trong quá trình chuyển đổi Myanmar từ chế độ quân sự sang dân chủ, bắt đầu từ năm 2011. Tuy nhiên, chỉ sau một thập kỷ, quá trình này đã bị gián đoạn đột ngột bởi cuộc đảo chính của quân đội. Người dân Myanmar, đặc biệt là giới trẻ, vốn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các giá trị tự do và dân chủ phương Tây, không thể chấp nhận sống dưới sự cai trị của chính quyền quân sự. Họ đã xuống đường với số lượng đông đảo, tham gia các cuộc biểu tình bên cạnh những biện pháp ôn hòa như sử dụng truyền thông chiến thuật, tổ chức tập hợp và giải tán nhanh chóng, cũng như thực hiện các hành động phản kháng mang tính biểu tượng để truyền tải thông điệp đấu tranh, chẳng hạn như kiểu giơ ba ngón tay xuất phát từ tiểu thuyết nổi tiếng The Hunger Games.
Ngoài ra, những người biểu tình cũng đã tự trang bị vũ khí thô sơ như cung nỏ, súng cao su và bom xăng trong khi Tatmadaw đã sử dụng gậy gộc và hơi cay thậm chí là cả đạn thật để dập tắt làn sóng biểu tình.
Tatmadaw là quân đội chính quy của Myanmar bao gồm lục quân, hải quân và không quân theo Global Fire Power Tatmadaw có 150.000 nhân sự thường trực 20.000 quân dự bị khoảng 55.000 người thuộc các lực lượng bán quân sự trong khi đó phe phái lớn nhất bên nổi dậy là lực lượng phòng vệ nhân dân PDF, theo tuyên bố của chính phủ đoàn kết dân tộc thì PDF được chia thành năm Bộ Tư lệnh khu vực là Bắc Trung Nam Đông và Tây mỗi bộ tư lệnh nắm quyền chỉ huy ít nhất ba Lữ Đoàn gồm năm tiểu đoàn chia thành bốn đại đội các tân binh sẽ được huấn luyện quân sự cơ bản trong 6 tuần trước khi được đưa ra mặt trận nơi họ tham gia chiến đấu trong biên chế các nhóm vũ trang dân tộc điều đáng chú ý là những tân binh này bao gồm cả các thành viên của nhóm dân tộc Bamar chiếm đa số, vốn theo truyền thống là một phần của quân đội chính phủ Myanmar khi PDF mới được thành lập lực lượng này chỉ có có khoảng 8000 binh sĩ chủ yếu bao gồm thanh niên Myanmar và các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ. Tuy nhiên con số này tiếp tục tăng với tốc độ chóng mặt đạt 65.000 người vào tháng 11 năm 2022 tính đến tháng 2 năm 2024 người ta tin rằng PDF có khoảng 100.000 quân, mặc dù không phải tất cả đều được trang bị vũ khí và huấn luyện đầy đủ tuy nhiên ngay cả với chừng ấy thì trừ khi PDF liên minh với các lực lượng nổi dậy khác bằng không thì họ sẽ chẳng có cơ hội nào để so sánh với Tatmadaw về mặc quân lực.
Không chỉ có vậy hai phe cũng có sự chênh lệch về khả năng Tài Chính, tính đến năm 2024 quân của chính phủ Myanmar có ngân sách quốc phòng là 2,7 tỷ đô trái lại phiến quân nổi dậy chủ yếu chi tiêu cho nỗ lực chiến tranh của mình thông qua các khoản quyền góp do những người ủng hộ gửi đến với sức mạnh tài chính không cùng đẳng cấp như vậy không khó hiểu khi vũ khí khí tài mà hai phe sử dụng cũng rất khác biệt về chất lượng lẫn số lượng. Theo đó Tatmadaw có gần 300 máy bay các loại với 58 chiếc tiêm kích 36 Cường Kích và 80 trực thằng cùng với đó chín tàu hộ vệ ba tàu ngầm 127 tàu tuần tra hơn 700 xe tăng và hàng ngàn khẩu pháo các loại, trái lại phiến quân nổi dậy phải tự trang bị cho mình bằng vũ khí mua từ thị trường chợ đen đồng thời mua về các máy bay không hề lái thương mại và chỉnh sửa chúng để có thể mang theo chất nổ nhằm tạo ra lực lượng không quân tạm thời của riêng họ, các bộ phận sửa đổi được làm bằng máy in 3D dựa theo những mẫu thiết kế tìm thấy trên Internet và tất cả những điều này thường diễn ra trong các xưởng tạm thời trong các hầm ngập, tuy tiện dụng và có tính sáng tạo nhưng những vũ khí tự chế này vẫn có những nhược điểm hạn chế đáng kể khả năng tác chiến của chúng trong đó vấn đề lớn nhất là hệ thống gây nhiễu của Quân Đội chính phủ có thể ngăn chặn các thiết bị bay không người lái, không cho chúng hoạt động bên trong không phận của các thành phố.
Thế nhưng bất chấp việc bị áp đảo về quân số và công nghệ quân nổi dậy bằng một cách nào đó vẫn chiến đấu một cách mạnh mẽ khiến Quân Chính phủ lâm vào thể bế tắc thậm chí những chiến thắng mà họ giành được trong năm 2024 còn đẩy chính phủ quân sự tiến gần hơn đến nguy cơ sụp độ điều này làm cho rất nhiều người khó có thể tin được rằng hầu hết các tay súng nổi dậy đều không có kinh nghiệm quân sự trước khi tham chiến, hơn nữa hầu hết trong số họ thậm chí chưa từng cầm súng trước cuộc đảo chính năm 2021 những chiến binh này là cựu nghệ sĩ bác sĩ và y tá giáo viên công nhân đường sắt và sinh viên.
Thực trạng hiện tại
Nhìn chung phiến quân đã thành công trong việc làm phân tán binh lực của chính phủ bằng cách tổ chức chiến đấu trên tám Vùng Chiến Sự khác nhau cách tiếp cận này cũng ngăn Tatmadaw áp dụng cách tiếp cận “Chia để trị”, tức là tập trung lực lượng vào một khu vực tại một thời điểm nhất định để áp đảo quân nổi dậy cùng với đó quân đội chính phủ cũng đang gặp khó khăn trong việc triển khai quân nhanh chóng và về vấn đề hậu cận sự kết hợp của những yếu tố này đã cho phép lực lượng nổi dậy dành được những lợi thế đáng kể trong đánh chiếm lãnh thổ đây được coi là một thất bại lớn đối với chính quyền quân sự, thế nhưng như phiến quân từng thừa nhận họ có thể chiếm các thị trấn nhưng lại không thể bảo vệ.
Tóm lại quân nổi dậy Gen Z đang là lực lượng có mặt ở tuyến đầu của cuộc chiến mà kết quả của nó có thể định hình tương lai của đất nước Myanmar tuy rằng sự sáng tạo và tinh thần chiến đấu đã mang lại một số thành quả nhất định nhưng những rủi ro mà họ phải đối mặt là rất lớn và cuộc xung đột với chính quyền quân sự chắc chắn vẫn còn đầy dãy nguy hiểm liệu những chiến binh Gen Z có thể đạt được mục tiêu của mình hay không và nếu có điều đó sẽ thay đổi số phận của vùng đất Miến Điện cũng như ảnh hưởng đến các nước lớn đã cố nhúng tay vào tình hình ở đây như thế nào. Hãy đừng ngần ngại để lại ý kiến bên dưới phần bình luận.