Văn minh phương Tây và Trung Hoa bên nào văn minh hơn?

Văn minh phương Tây và Trung Hoa bên nào văn minh hơn?

Có một ảo tưởng thường thấy ở một số người trong giới tri thức Việt Nam là họ thường cho rằng phương Tây luôn vượt trội và văn minh hơn phương Đông. Nhưng đây là một hiểu lầm tai hại được tạo ra bởi nền giáo dục, bởi vì nền giáo dục hiện nay được tạo ra và hệ thống hoá bởi các học giả phương Tây, chính vì vậy nó tạo ra ảo tưởng và định kiến cho rằng phần lớn kiến thức của loài người xuất phát từ phương Tây, khiến phương Đông trông như những khu vực lạc hậu.
Trên thực tế, văn minh phương Tây thường kém phát triển hơn văn minh phương Đông cả ngàn năm.
Để hiểu được tại sao thì bạn phải biết được quá trình phát triển văn minh của loài người. Nhìn chung có thể chia lịch sử văn minh con người làm 4 thời đại:

1. Liên bộ lạc – nô lệ – văn minh thành bang

Loài người đã sống trong thời đại bộ lạc hàng trăm ngàn năm một cách mông muội và chỉ thực sự bước vào văn minh khi các bộ lạc bắt đầu liên kết lẫn nhau tạo thành các thành bang lớn. Bạn có thể đối chiếu với lịch sử Việt Nam khi Hùng Vương thống nhất các bộ lạc rồi tạo nên nước Văn Lang, đóng đô ở thành Cổ Loa. Đó chính là điểm đầu nền văn minh của người Việt.

Nhà nước Âu Lạc, quốc gia đầu tiên của người Việt.

Thời kỳ này cũng có thể coi là thời kỳ nô lệ bởi vì sự lớn mạnh của các thành bang có liên quan đến việc các bộ lạc gây chiến với nhau và bắt giữ đối phương làm nô lệ để có thêm lao động.
Văn minh phương Tây khởi đầu từ các thành bang Hy Lạp vào thế kỷ 8 TCN và kết thúc thời đại thành bang vào thế kỷ 2 TCN. Tuy nhiên nếu xét về nguồn gốc thì văn minh phương Tây xuất phát từ văn minh Minos 2700 năm TCN, tức là cách đây khoảng 4000 năm, tương đương với nhà Hạ – triều đại đầu tiên của văn minh Trung Hoa, nghĩa là hai nền văn minh phương Đông và phương Tây có xuất phát điểm gần giống nhau.
Vào thời kỳ này ở châu Âu có hai giai cấp chủ đạo là chủ nô và nô lệ. Các nô lệ thường là các tù binh thua cuộc trong chiến tranh hoặc người dân của các bộ lạc bị bắt cóc. Họ bị đối xử hết sức tàn nhẫn, thường xuyên phải lao động khổ sai và có nhiều người chết do bị đối xử tệ hại.

Trong văn minh Trung Hoa thời điểm kết thúc thời đại văn minh thành bang là không rõ ràng. Tuy nhiên từ đời nhà Chu trở đi thì họ đã gần như trở thành chế độ phong kiến phân quyền nên có thể coi là thời kỳ văn minh liên bộ lạc – thành bang đã chấm dứt vào năm 770 TCN sau khi nhà Chu thành lập. Thời điểm này lại tương đương với các thành bang đầu tiên của Hy Lạp xuất hiện, tức là văn minh Trung Hoa đã tiến bộ hơn phương Tây hẳn một thời đại.

Có một lý do quan trọng để văn minh Trung Hoa nhanh chóng kết thúc chế độ nô lệ mà ít được biết đến đó là do chế độ nô lệ của họ có kèm việc…ăn thịt người. Việc ăn thịt người từng rất phổ biến trong thời nhà Thương, bởi vì bản chất nhà Thương là một bộ tộc di cư cai trị dân bản địa, họ coi dân bản địa như súc vật và có thể ăn thịt. Sau hàng trăm năm hoà trộn thì sự khác biệt giữa người cai trị và thường dân đã trở nên không đáng kể nên việc ăn thịt người trở nên khó có thể chấp nhận. Bản chất việc nhà Chu lật đổ nhà Thương chính là một cuộc cách mạng chống lại việc ăn thịt người. Bạn có thể xem clip này để hiểu rõ hơn.

Sự ăn thịt người trong lịch sử Trung Quốc

Sau khi cộng hoà La Mã sụp đổ vào năm 7 TCN thì có thể coi là thời đại thành bang ở châu Âu đã chấm dứt bắt đầu cho sự phát triển của các quốc gia phong kiến dưới sự ảnh hưởng của Công giáo La Mã. Đây thường được biết đến là thời kỳ trung cổ của châu Âu.
Còn văn minh Trung Hoa? Trước đó 200 năm thì nhà Tần đã thống nhất toàn bộ đất nước, tiến vào thời đại tiếp theo là phong kiến tập quyền với nhiều triều đại phát triển rực rỡ như thời nhà Hán, nhà Đường, Tống, Minh…
Châu Âu sau khi tiến vào thời đại phong kiến phân quyền thì ngược lại, gần như họ chẳng phát triển văn minh được gì trong hàng ngàn năm, thậm chí còn thụt lùi và man rợ hơn. Để bạn dễ so sánh thì trong thời La Mã đã có các nhà vệ sinh công cộng, trong khi trong thời Trung Cổ thì người ta đi vệ sinh ngay trong nhà và ném phân ra ngoài đường khiến thời đại đó vô cùng hôi thối. Ngay cả Paris vẫn còn vô cùng thối vào thế kỷ 18.

Sự bẩn thỉu của châu Âu thời Trung Cổ

Sự bẩn thỉu của châu Âu thời Trung Cổ

Thời kỳ phong kiến phân quyền của phương Tây chỉ bắt đầu sụp đổ vào thế kỷ 17,18 nhưng nó chưa bao giờ thực sự chấm dứt. Bạn sẽ thấy ở châu Âu vẫn còn rất nhiều hậu duệ của quý tộc vẫn còn tồn tại đến ngày nay trong khi đó phần lớn quý tộc của Trung Hoa đã chết khi nhà Tần và Hán dần thống nhất Trung Hoa. Cuộc khởi nghĩa của Tây sở Bá Vương Hạng Vũ chính là ngọn lửa cuối cùng của quý tộc trong chế độ phong kiến phân quyền chống lại thời đại quân chủ chuyên chế.

Ảnh minh hoạ Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ

Ảnh minh hoạ Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ

Nhiều người cho rằng Hạng Vũ thua Lưu Bang do kém may mắn vì Hạng Vũ là người tài giỏi, xuất thân quý tộc danh giá, có đội quân bách chiến bách thắng trong khi Lưu Bang chỉ là thằng ăn mày vô danh. Nhưng đó là sự tất yếu của lịch sử bởi vì văn minh Trung Hoa đã chuyển sang thời đại mới, thời đại mà khả năng vận động dân chúng toàn xã hội là quan trọng hơn khả năng quản lý lãnh địa của quý tộc. Lưu Bang có thể không ngừng tuyển dụng các đội quân đông đảo từ dân thường để mài chết quân đội tinh nhuệ của Hạng Vũ trong khi Hạng Vũ không thể làm ngược lại, bởi vì quân đội của Hạng Vũ là “tử đệ binh”, có mối quan hệ vô cùng mật thiết với gia tộc của ông và tốn nhiều công sức để huấn luyện nên không thể tuỳ ý hy sinh. Hạng Vũ chỉ có thể thắng nếu ông cũng chấp nhận làm như Lưu Bang, tuyển mộ số lượng lớn quân đội pháo hôi đi chịu chết, nhưng danh dự của một quý tộc không cho phép ông làm điều đó, chính vì vậy Hạng Vũ thua là điều không thể tránh khỏi.
P/s: Các bạn có thể hiểu tử đệ binh là tương đương với kỵ sĩ của châu Âu, những người lính tinh nhuệ sống trong các lãnh địa của quý tộc.

3. Thời kỳ tư tưởng – phong kiến tập quyền.

Nhiều người tưởng chế độ phong kiến phân quyền và tập quyền là giống nhau nhưng trên thực tế chúng có bản chất khác biệt. Trong phong kiến phân quyền, nhà vua là không có quyền lực trực tiếp với phần lớn lãnh thổ mà phải nhường quyền cai trị cho các quý tộc (với phương Đông thì là chư hầu).Với phong kiến tập quyền thì nhà vua sẽ trực tiếp cai trị đất nước với bộ máy hành chính, quan lại là do vua tuyểnc chọn và chỉ định, vua có thể bãi chức quan lại bất kỳ lúc nào. Điều này đòi hỏi nhà vua phải nắm quyền lực tuyệt đối mà không thông qua quý tộc. Ngoài ra thì nhà vua cũng cai trị quốc gia dựa trên các tư tưởng thay vì tôn giáo, ví dụ như tư tưởng Enlightened Absolutism (Quân chủ sáng suốt), L’État, c’est moi” (Nhà vua là quốc gia) hay tư tưởng Nho giáo.

Kỳ thực cho đến thời cận đại thì văn minh Trung Hoa và một nước châu Á khác là Ấn Độ khác vẫn đang đứng đầu thế giới. Ấn Độ vẫn luôn là nền kinh tế top đầu thế giới trong suốt 3000 năm, và vị trí thứ hai luôn là của Trung Hoa. Vào tới thời nhà Mãn Thanh thì Trung Hoa thậm chí còn vươn lên dẫn đầu chiếm hẳn 1/3 GDP toàn thế giới. Để bạn dễ so sánh thì hiện nay Mỹ cũng chỉ chiếm khoảng 1/4 GDP toàn cầu, tức là vẫn kém hơn nhà Thanh vào thời kỳ thịnh vượng nhất.
Lý do mà Ấn Độ thua Anh chủ yếu là do các mâu thuẫn về quyền lực nội bộ khiến Ấn Độ sụp đổ, chứ lúc đó quân đội Ấn Độ lúc đó đã rất hiện đại và hùng mạnh với súng hoả mai và pháo binh. Nước Anh không hề chiến thắng Ấn Độ trong một cuộc chiến trực diện mà ăn mòn Ấn Độ bằng cách chia rẽ và đánh bại dần từng thế lực rồi chiếm đoạt tất cả. Thực tế thì phần lớn năng lực quân sự của Ấn Độ là tiêu hao trong nội chiến chứ không phải bị Anh đánh bại. Nhìn từ hiện tại thì có vẻ như các nhà cầm quyền Ấn Độ quá ngu ngốc, nhưng với họ, lúc đó nước Anh quá yếu để khiến Ấn Độ phải sợ hãi. Trong thế kỷ 16, ý tưởng rằng Anh có thể thuộc địa hoá Ấn Độ cũng không tưởng như Việt Nam có thể thuộc địa hoá Trung Quốc vậy.

Muốn biết điều này lại phải nhắc đến thời kỳ đêm trường Trung Cổ, thời đại mà châu Âu vô cùng man rợ và tăm tối. Chính thời đại này đã khiến cho nhiều nhà tư tưởng đã đặt câu hỏi, tại sao trước đó châu Âu văn minh như vậy (thời kỳ La Mã) mà bây giờ lại tụt hậu và man rợ? Những thắc mắc này đã dẫn các nhà tri thức phương Tây đến phong trào Phục Hưng, tức là phục hồi lại các di sản văn hoá, nghệ thuật, triết học của thời đại La Mã và Hy Lạp trước thời Trung Cổ.

Một tác phẩm nghệ thuật thời Phục Hưng

Một tác phẩm nghệ thuật thời Phục Hưng

Phong trào Phục Hưng lại vô tình dẫn dắt phương Tây đến phong trào Khai Sáng, hay còn gọi là phong trào Duy Trí, lấy lý trí, sự theo đuổi hạnh phúc, và tri giác làm nền móng, chủ trương tự do, tiến bộ loài người, khoan dung, bác ái, chính phủ lập hiến, phân lập nhà nước với tôn giáo. Điều này lại vô tình khiến cho xã hội phương Tây vô cùng phù hợp với yêu cầu của thời hiện đại, giúp họ trực tiếp nhảy qua thời kỳ phong kiến tập quyền một cách nhanh chóng mà tiến thẳng lên tư bản chủ nghĩa.

<i>Rồi sẽ đến một lúc, ánh mặt trời trên quả đất chỉ tỏa sáng cho những con người tự do, những người không thừa nhận bất cứ ai là chủ nhân, ngoại trừ lý tính của chính mình. Kẻ độc tài và người nô lệ, giáo sĩ và các công cụ của họ chỉ còn hiện hữu trong sử sách và trên sân khấu kịch nghệ
</i><i>Marquis de Condorcet (1743-1794)</i>

Rồi sẽ đến một lúc, ánh mặt trời trên quả đất chỉ tỏa sáng cho những con người tự do, những người không thừa nhận bất cứ ai là chủ nhân, ngoại trừ lý tính của chính mình. Kẻ độc tài và người nô lệ, giáo sĩ và các công cụ của họ chỉ còn hiện hữu trong sử sách và trên sân khấu kịch nghệ
Marquis de Condorcet (1743-1794)

Sở dĩ phong trào Phục Hưng và Khai Sáng giúp cho xã hội phương Tây thích ứng với xã hội hiện đại là do hình thức chính trị dân chủ tư bản thời hiện đại là vô cùng tương thích với hình thức chính trị dân chủ chủ nô của La Mã, Hy Lạp 2000 năm trước. Phương Tây có thể học hỏi từ tư tưởng của chính tổ tiên họ mà không cần mò mẫm lại từ đầu như phương Đông.
Nói thẳng ra, hầu hết các tư tưởng về chính trị, khoa học, nghệ thuật, triết học ngày nay phương Tây có được chính là chép lại thời kỳ thành bang năm xưa chứ không phải nhờ sự phát triển vượt trội khoa học kỹ thuật trong mấy trăm năm gần đây. Điều này lại dẫn đến một ảo tưởng khác, đó là các vị trí thức ngày nay cho rằng nền văn minh phương Tây đã dẫn trước phương Đông 2000 năm! Không đó là do may mắn trùng hợp thôi.
Có một trường hợp tiêu biểu cho ảo tưởng này là một vị “triết gia” ở Spiderum là Tornad đã tuyên bố tư tưởng nào đó ở Việt Nam xuất hiện trễ hơn “thế giới” 2000 năm! Thực ra thì La Mã cũng không đại diện cho thế giới, và các tư tưởng tương tự cũng có thể đã tồn tại ở Việt Nam nhưng đã bị thất truyền. Cụ thể dẫn chứng thì ở bài viết nào tôi quên rồi, các bạn có thể giúp tôi bổ sung.

Còn văn minh Trung Hoa?
Họ lại bị kẹt trong chế độ phong kiến tập quyền gần 2000 năm khiến xã hội của họ không thích hợp với thời hiện đại, từ đó khiến văn minh phương Đông trở nên lỗi thời và tụt hậu. Nói dễ hiểu là văn minh Trung Hoa đã dẫn trước phương Tây gần 2000 năm, nhưng kết quả phương Tây lại nhảy cóc luôn qua thời phong kiến tập quyền rồi dẫn trước chứ không phải là văn minh phương Tây luôn luôn vượt trội hơn.
Trong khoảng 3000 năm lịch sử, phần lớn dòng chảy về kiến thức đều tập trung ở hai nền văn minh lớn là Ấn Độ và Trung Hoa thông qua con đường tơ lụa và phương Tây phải học mót từ đó. Bạn không tin?

Hãy nói đến tứ đại phát minh của Trung Hoa, giấy và công nghệ in được Thái Luân phát minh ra vào thế kỷ thứ nhất, sau đó lan truyền đến Trung Đông thế kỷ thứ tám rồi tới châu Âu trong thế kỷ 12. Nhờ phát minh này mà châu Âu mới bắt đầu có khả năng lưu trữ lượng lớn thông tin, tạo điều kiện bùng nổ cho cách mạng khoa học kỹ thuật.
Phát minh tiếp theo là la bàn. Mặc dù loài người đã có khả năng đi biển từ lâu, nhưng lại thiếu các công cụ định vị để di chuyển trên các tuyến đường hàng hải xa bờ, bạn phải biết rằng nếu lạc trên biển thì lạc đường sẽ cạn kiệt thức ăn nước uống, đồng nghĩa với cái chết. Nhờ có la bàn, phương Tây có khả năng đi biển tầm xa từ đó tạo nên thời đại hàng hải lẫy lừng. Xui cho Trung Quốc, mặc dù là nước phát minh ra la bàn và cũng giao thương hàng hải từ rất sớm, nhưng do khinh thường giao thương hàng hải nên dần trở nên tụt hậu.
Tiếp theo là thuốc súng. Sự khác biệt giữa thời đại vũ khí lạnh và vũ khí nóng chính là thuốc súng, một lần nữa đây lại là phát minh của văn minh Trung Hoa chứ không phải phương Tây. Thuốc súng được Trung Hoa phát minh từ thế kỷ thứ 9, sau đó dần được ứng dụng vào quân sự và lan truyền đến phương Tây trong thế kỷ 13 thông qua con đường tơ lụa.
Có thể bạn không tin, nhưng Việt Nam đã từng có thời kỳ dẫn đầu thế giới trong công nghệ chế tạo súng. Súng thần công do Hồ Nguyên Trừng phát minh là loại vũ khí mạnh nhất trong thế kỷ 15. Nó có hai phiên bản là thủ thành với vác vai cho bộ binh với tầm bắn…700m.
Sau khi nhà Hồ bại trận, Hồ Nguyên Trừng qua làm quan cho nhà Minh ở bộ Công để phát triển vũ khí, thậm chí ông còn được nhà Minh phong danh hiệu “hoả khí chi thần”
Tóm lại, sự suy sụp của phương Đông phần nhiều là đến từ việc không biết tận dụng các phát minh để phát triển đất nước, tới khi khoảng cách với các nước phương Tây đã quá lớn thì tỉnh ngộ đã muộn. Về vấn đề này Lỗ Tấn đã mỉa mai rằng trong khi phương Tây dùng thuốc súng để làm đại bác thì Trung Quốc lại đi làm pháo hoa.

Sau thời đại hàng hải, tích luỹ tư bản của phương Tây đã quá lớn tạo ra khoảng cách lớn về khoa học kỹ thuật của phương Đông với phương Tây. Điều đó giúp họ có thêm nhiều tiền để phát minh nhiều hơn chứ không phải từ trước đến nay luôn là như vậy.
Tôi viết ra bài này chủ yếu bởi xem được cái video này của Spiderum nên muốn phản biện.

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *