Vẹn toàn một dải giang sơn
Vẹn toàn một dải giang sơn
Đây là lần thứ ba Việt Nam đệ trình hồ sơ Ranh giới thềm lục địa lên CLCS (2 lần đầu vào tháng 5 và tháng 8.2009), tuân thủ quy trình được quy định tại điều 76, Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Trong công hàm gửi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres cùng ngày, Việt Nam khẳng định việc đệ trình này sẽ không ảnh hưởng tới công tác phân định biển giữa Việt Nam và các nước ven biển liên quan trên cơ sở UNCLOS. Việc đệ trình này còn thể hiện ý chí của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, bởi khu vực giữa Biển Đông là nơi có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng đang bị các nước láng giềng tranh chấp và chiếm đóng.
DỰNG HÌNH HÀI TỔ QUỐC
Hình hài của đất nước Việt Nam hiện tại, với diện tích khoảng 331.230,8 km²; khoảng cách từ cực bắc tới cực nam khoảng 1.650 km; có đường bờ biển dài hơn 3.444 km; có hơn 1 triệu km2 vùng biển và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia (chiếm khoảng 29% diện tích Biển Đông), là kết quả của quá trình đông tiến, bắc tiến, nam tiến, tây tiến… mà các thế hệ người Việt Nam đã đổ mồ hôi và xương máu; và bằng nhiều cách thức khác nhau trong hành trình khai phá, chiếm hữu, mở rộng, đấu tranh bảo vệ lãnh thổ của biết bao thế hệ, cộng đồng tộc người sinh tụ trên giang sơn gấm vóc này.
Trong các thế kỷ trước và sau Công nguyên, chủ nhân các nền văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh, Chămpa, Óc Eo – Phù Nam đã từ vùng trung du, đồng bằng cận duyên tiến dần ra phía biển, khai thác tài nguyên biển để tồn tại và du nhập các yếu tố biển vào văn hóa cộng đồng mình.
Ngược lại, từ những lớp cư dân thuộc văn hóa Nam Đảo từ phía biển đã bắt đầu thâm nhập sâu vào nội địa Việt Nam. Họ biết khai thác tài nguyên và “tiêu thụ” những “sản phẩm” của đồng bằng và rừng núi để duy trì cuộc sống, để rồi cuối cùng hòa lẫn với cộng đồng cư dân Việt cổ bản địa. Huyền thoại Lạc Long Quân – Âu Cơ chính là sự phản ánh 2 xu thế “di cư” của các cộng đồng cư dân Việt cổ trong thời kỳ lập quốc: những cộng đồng từ vùng rừng núi di chuyển xuống phía biển và những cộng đồng khác từ biển tiến vào lục địa, hợp nhất với nhau để hình thành nền dân tộc Việt Nam.
KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN QUỐC GIA
Trong thời kỳ tự chủ, từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 19, các nhà nước quân chủ Việt Nam đã liên tục mở rộng lãnh thổ về hướng bắc, hướng tây, hướng nam và vươn ra mở rộng chủ quyền ở Biển Đông.
Về hướng bắc, năm 1014, tướng của vương quốc Đại Lý là Dương Trường Huệ và Đoàn Kính Chí đem 200.000 quân vào cướp châu Bình Lâm của Đại Việt (vùng đất nay thuộc tỉnh Tuyên Quang), vua Lý Thái Tổ sai Dực Thánh vương đi đánh dẹp, không chỉ đánh đuổi quân Đại Lý ra khỏi biên cương, mà còn sáp nhập một vùng lãnh thổ của Đại Lý vào giang sơn Đại Việt, chính là vùng đất Hà Giang ngày nay.
Về hướng tây, từ cuối thế kỷ 13 đến đầu thế kỷ 16, vua Trần Nhân Tông cùng các tướng lĩnh như Phạm Ngũ Lão, Trần Nhật Duật cất quân dẹp loạn ở vùng cương vực phía tây Đại Việt, hàng phục các dân tộc thiểu số, thu nạp các vùng lãnh thổ nay thuộc các tỉnh Hòa Bình, Sơn La. Nửa sau thế kỷ 17, vua Lê Thánh Tông tiếp tục thu phục tiểu vương quốc Bồn Man, sáp nhập nhiều vùng đất vào đất Đại Việt, trở thành một bộ phận của các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An ngày nay.
Về hướng nam, công cuộc nam tiến khởi đầu từ triều Lý (1009 – 1225), được các triều đại: Trần (1226 – 1400), Hồ (1400 – 1407), Lê (1428 – 1789), chúa Nguyễn (1558 – 1777), Tây Sơn (1771 – 1802) và vương triều Nguyễn (1802 – 1945) kế tục, thông qua các sách lược như: di dân đến định cư ở những vùng đất mới, sử dụng quan hệ hôn nhân, chuyển nhượng lãnh thổ, chinh phục, tiếp nhận đất dâng của lân bang, trừng phạt tịch thu từ phản nghịch, tiếp nhận đất dâng nhờ bảo hộ, khai phá mở rộng, thông qua lệ triều cống… trong gần 10 thế kỷ đã mang về cho Đại Việt xưa – Việt Nam nay một vùng lãnh thổ rộng lớn trải dài từ Trung bộ đến Nam bộ và Tây Nam bộ.
Về hướng đông, từ cuối thế kỷ 16, chính quyền Đàng Trong của chúa Nguyễn song hành mở rộng lãnh thổ về phía nam và vươn ra làm chủ các vùng biển và hải đảo ở Biển Đông. Chính sách “hướng biển” của chúa Nguyễn Hoàng để mở rộng bang giao và thương mại với các lân bang phía đông như Nhật Bản, Lưu Cầu, Nam Dương… đã tạo tiền đề cho các triều đại kế thừa phát hiện, khai phá, tổ chức khai thác các nguồn lợi ở những vùng biển đảo trên Biển Đông, tiến đến kiểm soát và làm chủ các đảo và quần đảo như Bãi Cát Vàng (quần đảo Hoàng Sa) vào những năm đầu thế kỷ 17, Côn Đảo từ năm 1704, Phú Quốc từ năm 1708 và quần đảo Trường Sa từ năm 1711.
Kế tục công cuộc đông tiến của các chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn (1771 – 1802), dù ở trong tình trạng chiến tranh với họ Nguyễn và đối phó với ngoại xâm như Xiêm La (1785), Mãn Thanh (1788 – 1789), vẫn quan tâm và duy trì hoạt động của đội Hoàng Sa nhằm khai thác lợi ích kinh tế và kiểm soát chủ quyền biển đảo nước ta đương thời.
Năm 1803, sau khi lên ngôi được một năm, vua Gia Long, người sáng lập vương triều Nguyễn, đã cho tái lập các đội Hoàng Sa, Bắc Hải (là những hải đội khai chiếm Hoàng Sa và Trường Sa thời chúa Nguyễn), đặt dưới sự kiểm soát của thủy quân triều Nguyễn, thực hiện các chuyến hải hành ra 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để đo đạc thủy trình, kiểm đếm, vẽ bản đồ các đảo.
Đặc biệt, năm 1816, vua Gia Long đã sai đội Hoàng Sa, cùng thủy quân ra tuần thám và tiến hành cắm cờ trên quần đảo Hoàng Sa, chính thức xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Đây là sự chuyển biến quan trọng trong nhận thức của vua Gia Long, từ kế nghiệp tiền nhân khai thác Hoàng Sa, Trường Sa một cách tự nhiên, tiến đến công khai xác lập chủ quyền đối với Hoàng Sa, tạo tiền đề cho các chính quyền về sau thúc đẩy mạnh mẽ việc xác lập, kiểm soát và thực thi chủ quyền đối với quần đảo này và những vùng biển đảo khác của Việt Nam.
Từ sự kiện này, có thể thấy các triều đại quân chủ Việt Nam từ thế kỷ 17 trở đi đã thực hình thụ đắc chủ quyền đối với Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển, đảo ở Tây Nam bộ theo trình tự phù hợp với luật lệ đương thời. Đó là hành trình phát hiện, chiếm hữu, hành xử chủ quyền và bảo vệ chủ quyền hợp pháp một cách hòa bình và liên tục.
Công nghiệp đó đã được các chính quyền về sau và nhà nước Việt Nam hiện thời kế tục, từ giữ yên bờ cõi trên đất liền, cho đến bảo vệ chủ quyền biển đảo ở khơi xa, bằng các biện pháp chính trị, ngoại giao, quân sự…, hữu nghị với láng giềng và tuân thủ luật pháp quốc tế, với mục tiêu cao nhất: giữ vững toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, đảm bảo cuộc sống yên bình cho nhân dân và đưa đất nước ngày càng phát triển.
Anh chị đọc báo quan tâm tới sản phẩm giường spa đẹp gỗ để setup cho gia đình mình hay spa liên hệ ngay hotline để họ tư vấn cũng như báo giá cho, hoặc truy cập trực tiếp link này: https://hungiota.com/giuong-spa/