VÌ SAO 2022 – 2024 LÀ GIAI ĐOẠN “KHÓ ĐỦ ĐƯỜNG” CỦA NỀN KINH TẾ?
Tháng sáu 25, 2024
Giai đoạn 2022 – 2024 là một giai đoạn “đen tối” đối với phần lớn người dân Việt Nam
Từ nửa cuối năm 2022, thị trường bất động sản Việt Nam rơi vào khó khăn khi thanh khoản trên thị trường kém, hàng ngàn dự án dở dang do các vấn đề pháp lý chưa được tháo gỡ. Các ngân hàng thắt chặt điều kiện cho vay tín dụng doanh nghiệp cùng với lãi suất cao khiến việc tiếp cận nguồn vốn của cả doanh nghiệp và nhà đầu tư đều bị hạn chế.
Điều này gây ảnh hưởng nặng nề tới các nhà đầu tư tại Việt Nam khi bất động sản, và bên cạnh đó là trái phiếu doanh nghiệp bất động sản là các kênh đầu tư được ưa chuộng tại Việt Nam sau cơn “sốt đất” năm 2021.
Trong suốt giai đoạn 2022 – nửa đầu 2024, các từ khóa “bán đất cắt lỗ 20% – 30%”, “gồng nợ vay mua bất động sản”, “trái chủ đòi nợ” thường xuyên xuất hiện trên các kênh thông tin và trong các hội nhóm nhà đầu tư.
Bên cạnh thị trường bất động sản khó khăn, tình hình kinh tế toàn cầu căng thẳng khi lạm phát và suy thoái kinh tế leo thang ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu tiêu dùng tại Mỹ và các nước châu Âu khiến số lượng đơn hàng xuất khẩu tại Việt Nam sụt giảm mạnh.
Không chỉ vậy, tình hình chính trị tại Việt Nam “đỏ lửa” với hàng loạt trường hợp điều tra, thanh tra trong lĩnh vực tài chính khiến các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính trong nước thận trọng hơn trong việc triển khai các mô hình sản phẩm mới.
Trong bối cảnh đó, thị trường việc làm trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực có xu hướng thu hẹp quy mô hoạt động và sa thải hàng loạt nhân sự.
Nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ lĩnh vực bất động sản, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã có bốn đợt cắt giảm lãi suất điều hành trong năm 2023, đưa lãi suất điều hành về mức thấp nhất trong vòng 20 năm (5%) vào cuối năm này.
Mức lãi suất tiết kiệm kém hấp dẫn so với tốc độ lạm phát khiến nhiều nhà đầu tư thuộc tầng lớp trung lưu cân nhắc việc đổ dòng tiền vào các kênh đầu tư khác, trong đó phổ biến nhất là thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, thời điểm cuối năm 2023 lại là một giai đoạn khó cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đồng tiền Việt Nam mất giá, thượng tầng chính trị biến động, hàng loạt các sự kiện “thiên nga xám” khiến dòng vốn ngoại liên tục chảy khỏi thị trường này. Trong khi các nhà đầu tư chuyên nghiệp sớm “chốt lời” và đi “tránh bão”, các nhà đầu tư nghiệp dư quay cuồng theo sự biến động của VN-Index và khuyến nghị của các broker, để rồi nhận ra “thời điểm này hòa vốn đã là tốt rồi”.
Chính sách cắt giảm lãi suất của NHNN Việt Nam trong năm 2023 cũng đi ngược lại xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ trên toàn cầu. Cùng với đó, nhu cầu nhập khẩu tăng của khối trong nước gây áp lực mất giá lên đồng nội tệ.
Điều kiện này kết hợp với tình hình địa chính trị quốc tế căng thẳng tại Trung Đông thúc đẩy việc dự trữ đồng ngoại tệ và vàng trong nước, cùng với đó là hoạt động carry trade (chênh lệch giá) đối với đồng VND và dòng tiền đổ vào thị trường tiền điện tử khiến đồng nội tệ càng mất giá trầm trọng.
Trong bối cảnh này, giá trị tài sản của nhiều người dân Việt Nam, đặc biệt là những người không có nhiều cơ hội tiếp cận với các biện pháp bảo vệ tài sản trước sự mất giá của đồng nội tệ bị suy giảm nặng nề. Nhiều người cảm thấy rằng bản thân “nghèo đi qua từng ngày”.
Sự lựa chọn kênh đầu tư và các công cụ tài chính hạn chế, giá trị tài sản giảm do lạm phát và mất giá đồng nội tệ, sự bất ổn từ tình hình kinh tế-chính trị trong và ngoài nước, thị trường việc làm ảm đạm cùng nỗi đau trên thị trường trái phiếu, bất động sản là các yếu tố khiến giai đoạn 2022 – 2024 là “nỗi ám ảnh” đối với nhiều người dân Việt Nam.
Suy thoái kinh tế 2022-2024 là “nỗi đau” của nhiều người dân Mỹ
Tại nền kinh tế số 1 thế giới, người dân cũng bị ảnh hưởng nặng nề trong giai đoạn kinh tế ảm đạm 2022 – 2024.
FED đã có 11 lần nâng lãi suất điều hành kể từ tháng 3 năm 2022 nhằm kiềm chế lạm phát, khiến lãi suất được duy trì ở mốc cao nhất trong vòng hơn hai thập kỉ. Lãi suất cao cùng với lạm phát dai dẳng khiến chi phí đi vay cùng với chi phí sinh hoạt cho người dân (đặc biệt là chi phí thuê/mua nhà ở) trở nên vô cùng đắt đỏ.
Bên cạnh đó, thị trường việc làm thuộc khối tư nhân và các lĩnh vực đòi hỏi lao động tay nghề cao suy yếu. Các doanh nghiệp sa thải hàng loạt. Giờ đây, những người có việc làm âm thầm biết ơn về điều đó, ngay cả khi mức lương họ nhận được không tương xứng; và xu hướng nhảy việc giảm mạnh so với giai đoạn kinh tế hưng thịnh.
Trong khi chính thắt chặt tiền tệ của Mỹ chưa kiềm chế được lạm phát về mục tiêu 2.5%, thị trường việc làm suy yếu là dấu hiệu của một nền kinh tế đình lạm. Trong bối cảnh đó, FED sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều hành chính sách tiền tệ để cân bằng giữa vấn đề kiềm chế lạm phát và thúc đẩy kinh tế.
Vì vậy, kế hoạch cắt giảm lãi suất của FED cũng như bước đi của tỉ giá vẫn là dấu hỏi lớn, khiến các nhà đầu tư phải rất thận trọng trong việc đưa ra quyết định đầu tư.
Cá nhân cần làm gì để bảo vệ bản thân trong bối cảnh kinh tế khó khăn?
Trong các giai đoạn kinh tế khó khăn như 2022 – 2024, câu hỏi được đặt ra nhiều nhất là “Tôi cần đầu tư vào đâu để tránh bị tổn thương trong giai đoạn này?”. Câu trả lời phổ biến nhất là vàng, tiền mặt và các loại tài sản được cơ cấu để điều chỉnh lợi nhuận thu được dựa trên tỉ lệ lạm phát.
Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, kênh đầu tư đáng giá nhất đối với mỗi cá nhân trong bất kì giai đoạn nào, đặc biệt là những giai đoạn kinh tế khó khăn, chính là giáo dục. Khi có sự hiểu biết về tài chính và kinh tế, cá nhân có thể có nhận thức sớm về tình hình vĩ mô, từ đó đưa ra các quyết định hợp lí nhằm bảo vệ bản thân khỏi rủi ro tài chính.
Khoản đầu tư thông minh nhất là đầu tư vào bản thân mình
Trên thực tế, những người dễ bị tổn thương nhất trong các giai đoạn kinh tế suy thoái là những người không có hiểu biết về tài chính – kinh tế, không biết cách cơ cấu lại danh mục tài sản để phù hợp với bối cảnh chung, hoặc đưa ra các quyết định đầu tư sai lầm phải trả giá bằng rất nhiều tiền bạc và sức khỏe tinh thần.
Bên cạnh việc tự giáo dục bản thân, cá nhân có thể sử dụng các dịch vụ quản lý tài chính cá nhân được vận hành bởi các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính nhằm bảo vệ tài sản và gia tăng giá trị tài sản một cách bền vững.
Quản lý tài chính cá nhân là một loại hình dịch vụ không còn xa lạ tại các nước phát triển. Ở Mỹ, hơn một nửa số lượng người dân có thu nhập đều sở hữu riêng cho mình một cố vấn tài chính cá nhân.
Điều này giúp cho các cá nhân bảo vệ và gia tăng tài sản của mình một cách bền vững, giảm thiểu các loại chi phí phát sinh và đưa ra các quyết định tài chính một cách sáng suốt, tránh phải đối mặt với các nỗi đau tài chính do thiếu kiến thức chuyên môn, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế khó khăn.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, khái niệm quản lý tài chính cá nhân vẫn còn mới lạ với phần lớn người dân, đặc biệt là người dân thuộc tầng lớp trung lưu – những người nên có nhận thức nhất về tầm quan trọng của lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, việc giáo dục tài chính cá nhân tại Việt Nam vẫn chưa được phổ biến rộng rãi do thiếu các giáo viên có tâm, có tầm, có đủ kiến thức và kinh nghiệm đào tạo trong lĩnh vực này.
Do đó, trong những giai đoạn nền kinh tế – chính trị biến động mạnh, rất nhiều cá nhân và gia đình phải gánh chịu nỗi đau tài chính do sự thiếu hiểu biết và thiếu sự hỗ trợ của chuyên gia.
Trong giai đoạn 2022 – 2024, rất nhiều nhà đầu tư trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản và tiền điện tử phải gồng các khoản lỗ khổng lồ, phải thanh lý tài sản để trả nợ hoặc thậm chí là “trắng tay” do không biết cách phân bổ tài sản và đánh giá mức độ rủi ro của khoản đầu tư.
Tâm trạng “dập dình” theo từng con sóng của thị trường, nỗi tuyệt vọng khi đánh mất khoản tiền mồ hôi xương máu của bản thân và cả gia đình không còn quá xa lạ với nhiều nhà đầu tư có tài sản vừa và nhỏ trong giai đoạn này.
May mắn rằng, trong quá trình phát triển và hội nhập với thế giới, cùng với nhận thức về tài chính ngày càng một nâng cao của người dân, nhu cầu và nguồn cung đối với các loại hình dịch vụ và đào tạo về quản lý tài chính cá nhân tại Việt Nam ngày càng phát triển.
Vì vậy, điều quan trọng nhất mà các cá nhân và gia đình cần làm hiện tại để bảo vệ và gia tăng tài sản chính là lựa chọn cố vấn tài chính có tâm, giàu kinh nghiệm; cũng như lựa chọn các khóa học tài chính uy tín và phù hợp với bản thân.
Anh chị cần mua bàn ghế ăn gia đình thì tham khảo trang này bên em với nhé này ạ. Xin cảm ơn.