Vì sao cá khủng tràn ngập dưới đập Tam Hiệp nhưng tuyệt nhiên không ai dám đánh bắt?

Vì sao cá khủng tràn ngập dưới đập Tam Hiệp nhưng tuyệt nhiên không ai dám đánh bắt?

Chuyên gia lý giải vấn đề này như thế nào?

Sông Dương Tử và sông Hoàng Hà là hai con sông nước ngọt quan trọng nhất ở Trung Quốc. Hai con sông này không chỉ giải quyết được vấn đề chính về tưới tiêu nông nghiệp cho người dân nước này mà còn thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt phát triển tối đa.

Vào giữa năm 2023, một đoạn video thường xuyên được nhiều cư dân mạng chia sẻ trên mạng xã hội, cho thấy một số lượng lớn cá xuất hiện ở đập Tam Hiệp – đập thủy điện lớn nhất thế giới ở Hồ Bắc, Trung Quốc, trong đó có nhiều con nặng hơn 100kg.

Trước cảnh tượng đông đúc ngoạn mục của các đàn cá như vậy, nhưng tuyệt nhiên không ai dám đánh bắt. Lý do vì sao?

Kế hoạch 10 năm của Trung Quốc

Từ lâu, cá đã trở thành món ăn không thể thiếu trên bàn ăn của mỗi gia đình ở Trung Quốc. Để bắt được số lượng lớn cá nhanh hơn, một số ngư dân đã sử dụng một số phương pháp đánh bắt cực đoan như đánh bắt cá bằng xung điện trên sông Dương Tử.

Họ hoàn toàn phớt lờ sự cân bằng sinh thái và tiếp tục đòi hỏi từ thiên nhiên chỉ vì những lợi ích nhất thời, điều này cũng khiến số lượng cá ở vùng nước xung quanh đập Tam Hiệp giảm mạnh, gây ra mối đe dọa lớn cho sự cân bằng sinh thái ổn định nơi đây.

Đánh bắt cá bừa bãi khiến cho số lượng cá trên sông Dương Tử giảm mạnh.
Vì mục đích trước mắt, nhiều ngư dân đã đánh bắt cá bừa bãi, khiến cho số lượng cá trên sông Dương Tử giảm mạnh.

Trên thế giới, mọi sinh vật đều có một ý nghĩa nhất định trong chuỗi sinh thái. Việc “đứt gãy” chuỗi sinh thái sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại của các sinh vật khác và trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra phản ứng dây chuyền của hệ sinh thái nơi đây, gây tác động xấu đến chất lượng nước và sự phong phú loài ở đập Tam Hiệp nói riêng và sông Dương Tử nói chung.

Để khắc phục vấn đề đó, Trung Quốc đã triển khai “Kế hoạch cấm đánh bắt cá 10 năm” trên sông Dương Tử từ năm 2020.

Sau khi lệnh cấm đánh bắt được thực hiện, mọi hoạt động sản xuất thủy sản, bao gồm đánh bắt, chăn nuôi và buôn bán, sẽ bị cấm trong vùng nước tự nhiên của lưu vực sông Dương Tử.

Kế hoạch này được thực hiện rất nghiêm ngặt nhằm bảo vệ hệ sinh thái sông Dương Tử, duy trì đa dạng sinh học và thúc đẩy phát triển bền vững khu vực. Bất cứ ai vi phạm cũng đều bị xử lý rất nghiêm ngặt.

Tại sao lại là 10 năm?

Theo các nhà khoa học, 10 năm là khoảng thời gian phù hợp cho một số loài cá có nguy cơ tuyệt chủng có cơ hội lớn lên, sinh sôi, phát triển. Và khoảng thời gian này cũng có thể cho phép một số đàn cá bình thường sinh sản gấp đôi để tăng số lượng đàn cá cho đập.

Dương Tử là "vựa sống" của nhiều loài cá.
Dương Tử là “vựa sống” của nhiều loài cá.

Kết quả, sau vài năm thực hiện kế hoạch này, cá ở đập Tam Hiệp đã tăng cả về số lượng lẫn sự đa dạng loài. Hình ảnh vô số các loài cá bơi tấp nập dưới đập khiến nhiều người thích thú.

Khi môi trường nước ở đập Tam Hiệp trở nên thuận lợi, nhiều loài cá có cơ hội tăng kích thước và cân nặng. Trong số đó có loài cá thuộc họ cá Chép với kích thước khổng lồ, từng được đánh lên nặng đến hơn 100kg.

Là con sông dài thứ ba thế giới, sông Dương Tử là “vựa sống” của rất nhiều sinh vật kỳ lạ. Chỉ riêng về loài cá, nơi đây là nhà của rất nhiều loài cá khác nhau.

Các loài cá quý hiếm chính ở sông Dương Tử bao gồm cá tầm Trung Quốc, cá tầm trắng, cá rô Songjiang, cá mái chèo..

Cá tầm Trung Quốc là loài cá lớn ở sông Dương Tử và là một trong những sinh vật lâu đời nhất trên thế giới, có giá trị nghiên cứu khoa học và sinh thái cao.

Những đàn cá lớn và đông đúc này chính là niềm hy vọng cho tương lai của các dòng sông ở Trung Quốc, là kết quả của kế hoạch cấm đánh bắt cá 10 năm và là chìa khóa để duy trì môi trường sinh thái của sông Dương Tử.

Vài năm sau khi Trung Quốc thực hiện chính sách cấm đánh bắt cá 10 năm, trữ lượng cá trên sông Dương Tử ngày càng lớn, đặc biệt ở thượng nguồn Tam Hiệp.

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *