Vì sao hà mã Moo Deng, hổ Nong Ava một bước thành thần tượng?

Vì sao hà mã Moo Deng, hổ Nong Ava một bước thành thần tượng? (có nghĩa “heo béo” trong tiếng Thái)

Hà mã lùn Moo Deng (Thái Lan), chim cánh cụt Pesto (Australia) hay gấu trúc Fubao (Trung Quốc)… là những động vật “ngôi sao” tạo nên làn sóng du lịch sở thú, kiếm về doanh thu “khủng”.

(có nghĩa “heo béo” trong tiếng Thái) bất ngờ nổi tiếng toàn thế giới nhờ vẻ ngoài nhỏ nhắn, dễ thương cùng những hành động ngộ nghĩnh.

Hà mã lùn Moo Deng
Hà mã lùn Moo Deng được chăm sóc tại sở thú Khao Kheow, Thái Lan. (Ảnh: Khao Kheow Open Zoo/X).

Theo Bangkok Post, chỉ trong 2 ngày nghỉ lễ 12-13/10, hơn 30.000 du khách đổ về sở thú Khao Kheow ở Chon Buri (Thái Lan) – nơi sinh sống của Moo Deng – để được tận mắt ngắm nhìn “thần tượng”.

Nhiều người cho biết sẵn sàng dậy sớm, đi từ quãng đường xa và chịu đựng cảnh tắc đường hàng km chỉ để được xem cảnh chú hà mã lùn nổi tiếng vui đùa, ăn uống hoặc đơn giản là nằm ngủ.

“Moo Deng tinh nghịch giằng lấy vòi nước từ người chăm sóc. Hành động này thu hút sự chú ý của mọi người. Khán giả thích những loài động vật nhỏ tuổi, xem cách chúng tò mò khám phá thế giới của con người với tinh thần không sợ hãi, ông Joshua Paul Dale, giáo sư nghiên cứu văn hóa tại Đại học Chuo (Tokyo) lý giải “cơn sốt” Moo Deng.

Gấu trúc Fubao
Gấu trúc Fubao được mệnh danh là “đỉnh lưu” giới Panda bởi độ nổi tiếng vươn tầm quốc tế. (Ảnh: @motjzaf tran).

Tương tự, gấu trúc FuBao (Phúc Bảo) ra đời vào năm 2020 tại Hàn Quốc cũng được mệnh danh là “đỉnh lưu” (nhân vật nhận sự quan tâm đặc biệt lớn) trong giới động vật khi hút hàng triệu du khách đến công viên giải trí Everland.

Kể từ khi Phúc Bảo ra mắt công chúng vào ngày 1/4/2021, có khoảng 5,5 triệu lượt khách đã đến thăm Panda World tại Everland để gặp gỡ con vật. Chưa kể, các dịch vụ và sản phẩm liên quan như quà lưu niệm về gấu trúc cũng góp phần tăng doanh thu và đa dạng hóa trải nghiệm cho du khách.


Biểu cảm ngốc nghếch, dễ thương như mèo con của hổ Ava đang khiến cư dân mạng Thái Lan và quốc tế “phát cuồng”. (Ảnh: ChiangMai Night Safari).

Hay mới đây nhất, hổ con có tên Nong Ava tại vườn thú đêm Chiang Mai (Thái Lan) cũng “một đêm thành sao” trên mạng xã hội bởi những hình ảnh đôi mắt một mí, gương mặt thất thần như đang buồn ngủ. Ngay lập tức, đông đảo cư dân mạng vội vã tìm đến vườn thú để được gặp trực tiếp “idol” mới nổi trong làng động vật.

Theo National Geographic, con người luôn dễ dàng bị thu hút trước những động vật dễ thương. Sự quan tâm ấy dần vượt ra khỏi hình ảnh và video trên mạng xã hội, thúc đẩy con người gặp gỡ trực tiếp và giao lưu với chúng ở ngoài đời. Nhờ đó, các công viên, vườn thú trở thành điểm đến nổi tiếng, hút khách du lịch, tham quan.

Giáo sư Joshua Paul Dale cho biết: “Chúng ta nghiện những thứ nhỏ bé, đáng yêu vì cảm thấy dễ chịu khi nhìn vào chúng”.

Ông phân tích não bộ con người bị thu hút bởi sự dễ thương rất nhanh bằng cách kích hoạt vỏ não trước trán ổ mắt (Orbitofrontalkortex), hệ thống thưởng thức và khen thưởng trong não bộ.

Hoạt động này chỉ mất 1/7 giây. Sau sự kích hoạt này sẽ là các quá trình đánh giá chậm hơn, từ đó khích thích hành vi quan tâm, kích hoạt các khu vực khác trong não và sản sinh lòng trắc ẩn.

Gấu trúc con đang ngủ
Một chú gấu trúc con đang ngủ trưa trong vườn thú trước sự chứng kiến ​​đầy thích thú của những khán giả. Mọi người có xu hướng bảo vệ những loài được coi là dễ thương hơn những loài khác. (Ảnh: Ami Vitale/Nationalgeographic).

Trong một nghiên cứu đột phá được công bố vào năm 1943, nhà động vật học người Áo Konrad Lorenz nhận định những đặc điểm “sơ sinh” thường thu hút sự yêu thích của con người, như đầu to so với cơ thể, mắt to, má phúng phính, tay chân ngắn, mũm mĩm và kiểu cử động loạng choạng.

Theo các nhà khoa học, các đặc điểm này không chỉ hiển hiện ở con người mà còn ở các động vật non khác.

Trong khi đó, theo Kamilla Knutsen Steinnes, một nhà khoa học hành vi tại Đại học Oslomet (Oslo, Na Uy), không có định nghĩa khoa học nào gói gọn toàn bộ cảm xúc nảy sinh khi con người nhìn thấy sự dễ thương. Điều này có lẽ do những hạn chế mà ngôn ngữ đặt ra.

Cô viết trong một nghiên cứu năm 2019: “Thực tế, có rất ít nghiên cứu về phản ứng cảm xúc trước sự dễ thương, có lẽ là do không có thuật ngữ cụ thể nào mô tả rõ. Sự dễ thương có thể khiến chúng ta cảm thấy kama muta (cảm động đặc biệt), nảy sinh lòng trắc ẩn, sự dịu dàng, đồng cảm, yêu thương”.

Dale và Steinnes đều tin rằng phản ứng cảm xúc của con người trước sự nhỏ bé dễ thương không chỉ đến từ sự quan tâm mà còn kích hoạt mong muốn trở che, bảo vệ.

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *