Vì sao người ta “ngại” thứ sáu ngày 13

Vì sao người ta “ngại” thứ sáu ngày 13

Theo Dương lịch, thứ 6 ngày 13 luôn xuất hiện ít nhất một lần trong năm, thậm chí có những năm ngày này xuất hiện tới 3 lần. Và vào ngày này, mọi người thường e ngại và hạn chế đi ra đường. Vậy nỗi sợ này bắt nguồn từ đâu?

Thứ 6 ngày 13 theo quan niệm Phương Tây là một ngày cực kỳ xui xẻo và kém may mắn. Rất nhiều người phải né tránh nó bởi đã có nhiều chuyện không vui xảy ra trong ngày này khiến họ kinh hãi và sợ sệt.

Người ta thậm chí còn đặt hẳn cho hội chứng sợ thứ 6 ngày 13 một cái tên, đó là “paraskevidekatriaphobia“, trong đó “paraskevi” là thứ 6, “dekatria” là số 13 và “phobo” là nỗi sợ hãi (theo tiếng Hy Lạp).

Thứ sáu ngày 13

Lịch sử của thứ 6 ngày 13 bắt nguồn từ tôn giáo

Thứ 6

Trận Đại hồng thủy Chúa dùng để trừng phạt loài người xảy ra vào thứ 6, ngôi đền của Solomon bị hủy diệt vào ngày thứ 6, và không thể không kể đến, ngày Chúa Jesus bị đóng đinh vào cây thánh giá cũng chính là ngày thứ 6.

Ngày 13

Con số 13 cũng bắt nguồn từ một truyền thuyết của Na Uy về 12 vị thần dự tiệc tại thiên đường Valhalla. Khi đó một vị khách không mời thứ 13 xuất hiện, thần tinh quái Loki. Tại đó, Loki đã ngầm liên kết với Hoder, thần bóng tối, bắn thần Balder xinh đẹp, vị thần mang lại niềm vui và hạnh phúc, bằng một mũi tên tẩm độc tầm gửi. Balder chết và cả trái đất chìm trong bóng tối và tang tóc. Đó là một ngày đen đủi, bất hạnh.

Nỗi sợ con số 13 thể hiện rõ trong thế giới hiện đại ngày nay. Hơn 80% các toà nhà cao tầng không có tầng 13. Nhiều sân bay bỏ qua cổng thứ 13. Bệnh viện, khách sạn thường xuyên không có phòng 13.

Với sự xui xẻo và điềm xấu với như vậy thì khi hai điều đó kết hợp với nhau, thứ 6 ngày 13 đã tạo nên một nỗi sợ hãi lớn.

Hiện tượng ba thứ sáu ngày 13 trong một năm chỉ xuất hiện 11 năm một lần. Đó là tuyên bố của nhà toán học Thomas Fernsler của Đại học Delaware (Mỹ), người đã nghiên cứu con số 13 trong hơn 20 năm.

Một trong những nguyên nhân khiến 13 phải chịu tai tiếng chính là vì nó đứng sau số 12. Các chuyên gia về toán luôn coi 12 là con số trọn vẹn: 12 tháng trong năm, 12 vị thần trên đỉnh Olympus, 12 cung hoàng đạo, 12 con giáp, 12 tông đồ của Chúa Jesus.

Thứ 6 ngày 13/9/1940, 5 quả bom của phát xít Đức rơi trúng cung điện Buckingham và phá hủy nhà thờ trong cung điện.
Thứ 6 ngày 13/9/1940, 5 quả bom của phát xít Đức rơi trúng cung điện Buckingham và phá hủy nhà thờ trong cung điện.

Một số câu chuyện liên quan tới “ngày nổi tiếng”

Hải quân hoàng gia Anh từng đóng một con tàu có tên Friday the 13 (thứ sáu ngày 13). Con tàu ra khơi lần đầu vào một thứ sáu ngày 13, và không bao giờ quay trở về nữa.

Con tàu Apollo 13 được phóng vào 13h13 ngày 11/4/1970 để thực hiện sứ mệnh đổ bộ lên Mặt trăng lần thứ ba. Tổng của hai số cuối trong ngày, tháng, năm khởi hành của nó (4-11-70) là 13 (4+1+1+7+0 = 13). Tàu hứng chịu một vụ nổ vào ngày 13/4/1970 (không phải thứ sáu) và phi hành đoàn buộc phải quay trở về Trái đất.

Butch Cassidy, một trong những tên cướp nhà băng và tàu hỏa khét tiếng nhất nước Mỹ, chào đời vào thứ sáu ngày 13/4/1866.

Tổng thống Franklin D. Roosevelt của Mỹ không bao giờ đi đâu vào ngày 13 của mọi tháng và cũng chẳng bao giờ tiếp 13 khách trong một bữa tiệc. Thiên tài quân sự Napoleon Bonapartetổng thống Herbert Hoover (Mỹ) cũng sợ con số 13.

Napoleon Bonaparte cũng sợ con số 13
Napoleon Bonaparte cũng sợ con số 13

Nhà văn Mark Twain từng là vị khách thứ 13 trong một bữa tiệc. Một người bạn khuyên ông không nên đi. Mark Twain làm theo và sau đó giải thích với bạn bè như sau: “Thật không may, họ chỉ có đủ thức ăn cho 12 người”.

Woodrow Wilson, vị tổng thống lãnh đạo nước Mỹ trong Thế chiến thứ nhất, coi 13 là con số may mắn của ông dù thực tế chứng minh điều ngược lại. Ông tới Normandy (Pháp) vào ngày 13/12/1918 để đàm phán hòa bình để rồi trở về với một bản hiệp ước mà quốc hội không thông qua. Trước đó thủy thủ đoàn khuyên ông lùi ngày cập bến nước Pháp nhưng ông không đồng ý. Sau đó Woodrow Wilson đi khắp nước Mỹ để kêu gọi người dân ủng hộ hiệp ước, nhưng suýt mất mạng vì đột quỵ trên đường đi.

Điện Buckingham bị đánh bom vào thứ 6 ngày 13/9/1940, vua George VI và nữ hoàng Elizabeth đã suýt thiệt mạng. Một người đã không qua khỏi và nhà nguyện của cung điện bị phá hủy.

Một máy bay của Chile “mất tích” trên dãy Andes vào thứ sáu ngày 13/10/1972.

Ca sĩ nhạc rap Tupac Shakur qua đời vào thứ sáu ngày 13/9/1996 sau khi bị bắn trước đó 6 ngày. Du thuyền Costa Concordia đâm vào bờ ở bờ tây Italy vào thứ sáu ngày 13/9/1996, khiến 30 người thiệt mạng.

Năm 1976, Daz Baxter (New York, Mỹ) quyết định ở trong nhà vào thứ sáu ngày 13 để tránh xui xẻo. Tuy nhiên, ông đã thiệt mạng do sàn căn hộ sụp xuống vào đúng ngày này. Năm 2010, một cậu bé 13 tuổi đã bị sét đánh vào thứ sáu ngày 13, lúc 13h13.

Những hình ảnh trên tờ 1 USD bao gồm 13 bậc thang trên kim tự tháp, 13 ngôi sao trên đầu con đại bàng, 13 lá trên cành ô liu. Nhưng chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy những hình ảnh này gây nên tình trạng suy thoái kinh tế hiện nay.

Cơ sở khoa học

Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc ĐH Connecticut ở New London cho rằng, chính sự tin tưởng quá mức dẫn tới mê tín trong niềm tin từ thời xưa mà nhiều người đã dần phát triển một nỗi sợ “mặc định” về nỗi sợ hãi mang tên thứ 6 ngày 13.

Giáo sư tâm lý học Stuart Vyse thuộc trường ĐH Connecticut nhận định: “Nếu không ai nói với chúng ta về những điều mê tín, cấm kỵ tiêu cực trong thứ 6 ngày 13, hẳn nhiều người không cảm thấy lo lắng và vẫn làm tốt mọi việc như ngày thường. Không những thế, nỗi sợ hãi này còn được đưa vào các bộ phim, nhiều cuốn sách, câu chuyện… nên càng khiến cho nỗi ám ảnh đó thêm mạnh mẽ”.

Nhà nghiên cứu Rebecca Borah thuộc ĐH Cincinnati (Mỹ) cũng nhận định: “Chính sự mê tín trong suốt nhiều thế kỷ qua đã khiến con người tạo thành một thói quen sợ hãi. Hiện tại, chúng ta vẫn tiếp tục thừa nhận, tin vào sự đen đủi sẽ xảy đến vào thứ 6 ngày 13. Chính thói quen, nếp suy nghĩ đó đã khiến cho sự sợ hãi về thứ 6 ngày 13 tồn tại trong tâm trí mỗi người, khiến chúng ngày một bền vững”.

Như vây, theo lý giải của các nhà khoa học, chính nỗi sợ bên trong mỗi con người đã khiến cho chúng ta cảm thấy lo lắng hơn khi ngày này đến.

Số 13 có thật sự đáng sợ?

Thật ra, ở mỗi nền văn hóa khác nhau thường có một con số tượng trưng cho điều không may như số 4 ở Trung Quốc, số 9 ở Nhật Bản, số 17 ở Ý, số 26 ở Ấn Độ,… Và cũng nhiều nơi xem số 13 là con số may mắn như quốc kỳ Mỹ trước đây có 13 sọc đỏ và trắng và 13 ngôi sao. Sự thật là Christopher Columbus phát hiện ra châu Mỹ vào ngày 13 chứ không phải 12. Trong tiếng Ba Tư 13 có nghĩa là vua và được coi là số may mắn. 13 còn đại diện cho nhịp điệu của thiên nhiên và mặt trăng.

Thứ 6 ngày 13 theo quan niệm Phương Tây là một ngày cực kỳ xui xẻo và kém may mắn. Rất nhiều người phải né tránh nó bởi đã có nhiều chuyện không vui xảy ra trong ngày này khiến họ kinh hãi và sợ sệt.

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *