Viết cho 2025 – một năm nhiều thử thách
Vậy là đã sắp hết năm 2024. Đối với mình đây là một năm có nhiều sự biến động, thay đổi. Mình thường có suy nghĩ thế này: khi cuộc đời đột nhiên “chuyển hướng”, đó chính là một lời cảnh báo của tương lai. Việc của mình không phải là phàn nàn với sự thay đổi này, mà phải nhanh chóng thích nghi với nó. Khi tĩnh tâm lại và quan sát những dịch chuyển của xã hội trong những ngày cuối năm này, mình nhận thấy vài điều khá thú vị khiến mình muốn viết lại vài dòng.
1. Năng lực của những người ở lại phải tăng lên nhiều lần. Bởi khối lượng công việc nhiều hơn, tính chất cũng phức tạp hơn, và quan trọng là cũng không có nhiều người trong bộ máy để mà đùn đẩy, dựa dẫm.
Thêm vào đó, ngày càng nhiều công ty, tập đoàn ứng dụng AI và họ đang giảm dần nhu cầu tuyển dụng do AI thay thế được nhiều vị trí. Họ có thể không cắt giảm nhân sự đang có, nhưng họ sẽ giảm dần việc tuyển dụng mới. Chi phí tuyển dụng, trả lương nhân sự mới sẽ được dùng để trả chi phí sử dụng AI. Điều này được nói trực tiếp bởi anh Đinh Trần Tuấn Linh tại đây (nên xem):
Như vậy, chúng ta đang gặp phải một thách thức rất lớn trong năm tới, và có thể mất vài năm mới hết nóng, đó là tình trạng thất nghiệp, dư thừa lao động. Áp lực cạnh tranh sẽ trở nên rất gay gắt. Hãy nhìn cụ thể hơn vào các đối tượng sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh này:
– Họ có mối quan hệ. Mối quan hệ là cầu nối để có được các hợp đồng làm ăn, do đó các công ty tư nhân sẽ muốn tận dụng điểm này để mở rộng thị trường, kiếm thêm doanh thu.
Một thách thức nữa là sự “khát năng lực” trong khối cơ quan nhà nước. Vì tinh giản biên chế nên họ sẽ rất cần người có năng lực, trình độ thực sự để giải quyết được khối lượng công việc lớn, phức tạp, lại có thể còn đang trì trệ để giải quyết nó một cách nhanh chóng, quyết liệt. Đó sẽ là một cái hố đen hút hết người có năng lực, để làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp. Trực tiếp thì mình nghĩ sẽ không nhiều, mà chủ yếu là gián tiếp, tức là những người có năng lực bên ngoài nhà nước sẽ chuyển sang hỗ trợ, “làm thay” cho người có vị trí trong cơ quan nhà nước. Những người trong cơ quan nhà nước sẽ là người chịu trách nhiệm chính, còn họ khó có thể tự mình giải quyết được hết công việc mới được giao. Lý do mình nghĩ đến điều này là bởi nếu họ có khả năng thì họ đã làm rồi, không phải đợi đến bây giờ mới làm. Do phương pháp làm việc cũ đã ăn sâu, tạo thành thói quen nên rất khó để thay đổi hay vá lỗ hổng ngay lập tức được. Họ sẽ có thể tìm đến sự trợ giúp bên ngoài. Sự trợ giúp này có thể bao gồm:
– Dịch vụ hỗ trợ (làm thuê)
Đi kèm với các dịch vụ này là nhân lực, là thiết bị, công nghệ… được dồn vào để phục vụ thị trường này. Điều đó sẽ tạo ra thách thức gì?
Thứ 2: Tiếp đến là sinh viên mới ra trường khó tìm việc hơn. Đây chính là nhóm thứ 2 tham gia thị trường lao động. Họ là đối tượng chưa có (nhiều) kinh nghiệm, lại chưa có mối quan hệ và tâm lý chưa gắn bó với công việc nên khó để cạnh tranh với những người đã có kinh nghiệm. Nhóm này thường cho rằng cơ hội còn nhiều, dễ chấp nhận làm các công việc không đúng năng lực (làm trái ngành), thu nhập thấp (bởi họ cũng chưa định vị đúng được mức thu nhập của bản thân). Họ chưa quen áp lực công việc, chưa quen với phương pháp làm việc nên thời gian đầu sẽ gặp nhiều khó khăn.
(1) – Lượng tiền trong lưu thông đang đọng ở vàng, ở bất động sản chứ không phục vụ sản xuất kinh doanh. Vàng và BĐS tăng giá khủng khiếp khiến người dân lao vào vòng xoáy mua tích trữ, đầu cơ. Còn thêm cả các tài sản ảo như bitcoin nữa, cũng rất dễ bị “kéo lưới” để hút tiền ra khỏi một quốc gia.
(3) – Cộng thêm việc hàng hóa TQ xâm chiếm thị trường cũng kéo dòng tiền chảy ra ngoài. Chính phủ đang phải mạnh tay với các sàn như Temu, đánh thuế hàng nhập khẩu có giá trị thấp, đánh thuế lên các sàn TMĐT… đây là những động thái nhằm giảm bớt tình trạng chảy máu tiền tệ trước các hành động “xâm lược” của láng giềng.
– Mạch yếu, máu lưu thông kém, bị tắc nghẽn và đang thiếu máu.
Vậy thì năm tới mình sẽ làm gì?
Tất nhiên chuyện chính trị, kinh tế quốc gia thì dân thường như mình chỉ dám “nhìn gì nói đấy”, còn chưa đủ khả năng hiến kế hay lạm bàn. Vấn đề ở đây chỉ là bản thân mình đang thấy gì, mình sẽ có hành động gì mà thôi.
Tiếp theo là tăng cường đầu tư vào bản thân hơn nữa. Bởi mình cũng nằm trong thị trường cạnh tranh này, vẫn có thể bị đào thải bất cứ lúc nào. Không ngừng đầu tư vào bản thân vẫn là chiến lược mình áp dụng suốt 10 năm nay và mình thấy đó là thứ hiệu quả nhất. Đầu tư vào bản thân thì làm những gì?
+ Củng cố và tăng cường các mối quan hệ – networking. Với người đã đi làm thì ai cũng hiểu vai trò của networking trong việc tạo ra “cơ hội”.
Cuối cùng là mình hướng tới “trở thành 1 mentor, 1 partner“. Sẽ rất nhiều người cần được hỗ trợ để tồn tại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt. Chẳng ai muốn đơn độc trong cuộc chiến ấy, càng có nhiều người giúp thì càng tốt. Vậy nên mình tin là sẽ nhiều người cần được giúp đỡ, cần 1 mentor chỉ đường, chia sẻ kinh nghiệm, cần 1 partner cùng đồng hành giải quyết khó khăn – cần người nói được làm được. Well, tất nhiên điều này không dễ, nhưng không nghĩ đến nó, không muốn làm nó thì nó sẽ không bao giờ tồn tại.
29/12/2024