Vũ trụ là một phép Đại ẩn dụ (Phần 3/5)
Tháng bảy 23, 2024
II. CON NGƯỜI
a. CẤU TẠO CÙNG VỚI CHỨC NĂNG TRONG CON NGƯỜI
Để tránh dông dài không cần thiết nên Tôi chỉ nêu ra những vấn đề cốt yếu về cấu tạo con Người. Trước hết hãy cũng lướt qua cấu tạo tổng thể của một số loài nổi bật trong Tự nhiên: các loài ký sinh đơn bào hay đa bào, cơ thể chúng chỉ là 1 tế bào hay sự kết hợp của một vài(n) tế bào; Với loài Rắn, cơ thể chúng là 1 tổng thể duy nhất; Các loài cá thì đầu và thân hợp nhất và có vây ở 2 bên; Loài Nhện, cơ thể chúng gồm 2 phần: đầu và bụng, 10 chi mọc ra từ phần đầu(8 chân và 2 “tay”) ; Các loài côn trùng, cơ thể chúng gồm 3 phần: đầu, thân và bụng, 6 chi của chúng mọc ra từ phần thân(tổng là 8 chi); Các loài thú, chim và đặc biệt là linh trưởng thì đều có cấu tạo đầu- đuôi và thân với 4 chi mọc ra từ thân(tổng là 6 chi)…
Loài Người thuộc loài có cấu tạo thân và đầu tách biệt với nhau, có 4 chi mọc ra từ thân. Xòe bàn tay ra ta thấy mỗi bên có 5 ngón tay, bàn chân mỗi bên cũng có 5 ngón, đầu và 4 chi mọc ra từ thân cũng có tổng là 5, mổ phanh ra thấy 5 tạng hoạt động tuần hoàn liên kết với nhau đó là: Tim, Gan, Lá lách, Phổi, Thận… Tại sao lại là số 5?(Luật của 5 với con Người).
Tứ chi nếu bị mất đi, dù thiếu thốn về mặt chức năng thế nhưng con Người vẫn có thể duy trì sự sống. Bị chặt đầu là chết hay không thể sống thiếu chi thứ 5 kia. Trong 5 tạng kia, thiếu Tim là chết, thiếu Phổi sẽ chết trong vài giây, thiếu Gan sẽ chết trong vài ngày, thiếu Lá lách sẽ chết trong vài tuần, thiếu Thận sẽ chết trong vòng 1 tháng. Về chức năng, 2 bộ phận Tim và Phổi rất quan trọng, Tim giúp tuần hoàn máu, nhưng thiếu đi O2 của hệ thống Phổi thì máu sẽ không có sinh năng để nuôi dưỡng các cơ quan… 3 cơ quan còn lại đóng vai trò chủ yếu trong việc lọc và đào thải độc tố bị tích tụ.
Cơ thể con Người có thể được nhìn nhận từ 3 hệ sơ cấp Hệ Tuần hoàn, Hô hấp và hệ Thần kinh và 5 hệ thứ cấp: Tiêu hóa, Bài tiết- nội tiết, Sinh dục, hệ xương và hệ cơ. Con Người hay bất cứ loài vật nào khác đều cần “ăn” hay nạp vào cũng như thải ra hằng ngày để duy trì sự sống hay để phát triển các bộ phận trong cơ thể. Tất cả các hệ trong cơ thể con Người nhìn chung có 3 pha(Luật của 3):
– Nạp vào (1).
– Tiêu thụ: Phân tách, sàng lọc và tiêu hóa (2).
– Thải ra (3).
Đối với hệ Tiêu hóa và hệ Hô hấp thì có đầu vào là sản phẩm của thế giới bên ngoài, còn đối với các hệ còn lại thì được nuôi dưỡng bởi máu, được sản sinh từ tủy sống bên trong cơ thể.
Ngoài ra với hệ Thần kinh, song song với việc điều hành cũng như phản ứng với các biến số của các cơ quan trong cơ thể, nó tồn tại một hình thái rất quan trọng với 1 con Người đó là Tâm trí(Nhận thức, ý thức). Đúng là ta sở hữu toàn bộ cơ thể của mình, nhưng nếu để ý kĩ, các cơ quan và các hệ đều tự vận động và hoạt động riêng theo cơ chế của chúng một cách tự động mà không cần tâm trí can thiệp, với nhận thức và ý thức Ta chỉ quản trị đầu vào mà thôi.
Đã có nhiều cuộc mổ phanh hộp sọ trong lịch sử để xác định xem Tâm trí trú ngụ ở đâu. Mọi cuộc tìm kiếm đều thất bại, đúng là chúng được cấu thành từ các Neuron và sự liên kết nhưng để tạo ra được cái gọi là Tâm trí thì luôn được ẩn giấu rất kĩ lưỡng bởi Tạo hóa, về cơ bản tôi có thể tiết lộ một chút thông qua sự biểu diễn dưới dạng hình học thì nó như sau:
Bàn luận sâu hơn về Tâm trí, về cơ bản nó cũng có 3 pha tương tự như hệ Tiêu hóa, Hô hấp, Tuần hoàn đó là nạp vào, tiêu thụ và thải ra. Sự nạp vào của tâm trí chính là thứ mà chúng ta nhìn thấy hằng ngày, quan sát hằng ngày, nghĩ tới hằng ngày… và món ăn đáng lưu ý và nguy hiểm nhất chính là những điều, những viễn cảnh mà ta tự nhủ với chính mình hằng ngày. Trong quá trình tiêu hóa các món ăn tinh thần có thể khiến ta mệt mỏi cũng như hưng phấn, mệt mỏi vì hỗn loạn trong đầu, thư thái thoải mái vì thái hòa trong suy nghĩ. Pha thứ 3 là Thải ra, thải ra cũng có 2 loại theo 3 chiều hướng: Tốt- Xấu; Thể chất- Tinh thần; Với mình- Với người. Tiêu hóa và đào thải là 2 pha tự động, dù có là người giỏi trong việc “hạ nhiệt” bên trong hoặc kìm nén sự thoát ra ngoài thì đều rất hao tổn sinh lực. Cách tối ưu nhất để miễn nhiễm với các bệnh tư tưởng đó là không cho tiêu cực được phép lọt vào đầu, hay “ăn kiêng”; “kỷ luật”.
Những tiếng nói nhỏ hiện lên trong Tâm trí thường bị chi phối chính bởi 3 sự thúc đẩy đến từ 3 bộ phận sau đây của cơ thể:
– Trí khôn(Não): Trí khôn được tạo ra với mục đích chính bảo vệ sự tồn tại của bản thân, giúp cho con người vượt qua những hoàn cảnh hiểm nguy, nghèo đói hay thoát cảnh cận tử bất chấp mọi giá. Về cơ bản thế mạnh của Trí khôn là lấy cái lợi nhất về mình, bất chấp thiệt người.
– Cảm xúc(Tim): Những lúc cảm xúc bị xáo trộn, ta thường nghe rõ tiếng tim mình đập. Đập quá nhanh và mạnh khiến tim giảm tuổi thọ và mệt mỏi. Tim là bộ phận đập liên tục tới cuối đời, càng hoạt động tiết kiệm, ổn định và điều hòa, Tim càng thọ lâu(định luật bảo toàn).
– Tính dục(Bộ phận sinh dục): Bộ phận sinh dục được tạo ra để duy trì nòi giống, giống đực thì phải hi sinh tính mạng để giành lãnh thổ và thức ăn, giống cái thì phải hi sinh sinh lực cơ thể để sinh và nuôi con. Cả 2 giới đều có bản năng phải hi sinh lợi ích cá nhân(thiệt mình) vì sự trường tồn của giống loài bên cạnh lạc thú của việc quan hệ.
– Cảm xúc(Tim): Những lúc cảm xúc bị xáo trộn, ta thường nghe rõ tiếng tim mình đập. Đập quá nhanh và mạnh khiến tim giảm tuổi thọ và mệt mỏi. Tim là bộ phận đập liên tục tới cuối đời, càng hoạt động tiết kiệm, ổn định và điều hòa, Tim càng thọ lâu(định luật bảo toàn).
– Tính dục(Bộ phận sinh dục): Bộ phận sinh dục được tạo ra để duy trì nòi giống, giống đực thì phải hi sinh tính mạng để giành lãnh thổ và thức ăn, giống cái thì phải hi sinh sinh lực cơ thể để sinh và nuôi con. Cả 2 giới đều có bản năng phải hi sinh lợi ích cá nhân(thiệt mình) vì sự trường tồn của giống loài bên cạnh lạc thú của việc quan hệ.
Khi chắp 2 bàn tay vào nhau, ta thấy có hiệu ứng đối xứng gương(Mirror opposite) được hiển lộ ra. Không chỉ ở 2 bàn tay, soi gương ta thấy toàn bộ cơ thể và đặc biệt là khuôn mặt ta cũng được tạo nên từ đối xứng gương từ 2 phía Trái và Phải. Không chỉ đối xứng gương, đối xứng dạng đối lập giữa mặt trước và mặt sau; bên trong và bên ngoài cũng là một điểm đáng lưu ý trong cơ thể con người. Não trái não phải là cấu tạo, tuy nhiên hãy lưu ý sự khác biệt để có thể khai thác khi tập trung tư tưởng vào não trước và não sau… Đó là luật của 2.
Không chỉ cơ thể vật chất của ta chịu ảnh hưởng của đối xứng gương, nếu thiếu gương(mirror) cũng như hiệu ứng của nó thì ta sẽ không bao giờ thấy được gương mặt của chính mình. Không tự thấy được mình đẹp hay xấu, mình thiếu hay thừa điểm gì trên khuôn mặt hoặc cơ thể thì sao có thể tự bổ sung, tự tạo tác cho vẻ bề ngoài cũng như hình tượng của bản thân mà mình muốn người khác trông thấy. Con Người đã trở thành loài vật đẹp nhất, hoàn mỹ nhất, sở hữu tập thể có phạm vi bao trùm lớn nhất trên thế giới này cũng vì lí do chúng ta có thể khai thác triệt để “góc nhìn thứ 3”. Đối với các loài sinh vật chưa ý thức và khai thác được “góc nhìn thứ 3”, cuộc sống của chúng chỉ gói gọn trong “Góc nhìn thứ 1”, đói là lao đi vồ, đoạt lấy, cướp lấy cái ăn, ăn xong chẳng cần chùi mép, xả thải không có quy củ khi có nhu cầu. Chỉ cần thỏa mãn dục tính hoặc nhu cầu phát ra từ bên trong là đủ với các loài sinh vật chỉ có góc nhìn thứ 1 này…
Tất cả các thỏa ước xã hội được tạo ra trên toàn thế giới ở mọi thời kì đều có mục đích cũng như hướng tới lý tưởng “lùi cá nhân mà tiến tập thể”. Tất cả các cuộc tranh giành, chém giết, xung đột trên thế giới ở mọi cấp độ đều khởi nguồn từ vấn đề đó là không thỏa mãn hay dung hòa được cùng 1 lúc 2 phe phái, 2 đảng, 2 góc nhìn, 2 dòng… hay thậm chí là 2 đứa con trong gia đình tranh nhau tình yêu thương cũng như của cải của Cha Mẹ để lại… Đèn xanh đèn đỏ, pháp luật, hợp đồng, nội quy… Tất cả những thỏa ước đó được tạo ra để nhằm thỏa mãn, điều hòa sự mâu thuẫn thiệt- hơn giữa góc nhìn thứ 1 và thứ 3, lợi ta lợi người(win- win).
1 là góc nhìn của ta, 3 là góc nhìn của người, trong mắt người khác bao gồm người thân, bạn bè, đối tác, người ngoài xã hội… họ rất coi trọng uy tín và sự tin tưởng. Người tụ lại với người tất cả đều vì lẽ Trao đi- Đổi lại, dù có là tình yêu trong gia đình, tình yêu lứa đôi, hay trong công việc, đối mặt với kẻ thù… không uy tín hay đạt được sự tin tưởng, chắc chắn không một ai dám trao đổi vì sợ thiệt. Trong mắt người, ta chỉ là 1 người trong số rất nhiều người mà họ gặp, tuy nhiên đối với chính mình, ta là toàn bộ vũ trụ. Kiểm soát được phạm vi yêu thương cũng như coi trọng bản thân mình là một yếu tố rất quan trọng giúp ta mở rộng mối quan hệ, kiếm tiền từ khách hàng cũng như làm chủ gia đình và làm người thương của mình trở nên hạnh phúc.
Người Việt Nam tại thời điểm hiện tại yếu nhất ở khoản này. Phần do ảnh hưởng của lịch sử hàng ngàn năm bị đô hộ, cướp bóc cũng như thị trường thiếu lành mạnh, minh bạch. Nỗi sợ được in vào trong chuỗi DNA dâng lên, nếu mình không nhanh chân, không tranh thủ sẽ bị đói, bị thiệt. Phần còn lại do chúng ta phân phối, tập trung sự chú ý vào góc nhìn 1 hoặc 3 sai thời điểm, sai mức độ; bất cập hoặc thái quá. Đó là lí do vì sao người Việt không nhận được sự tôn trọng từ các dân tộc khác, họ tránh xa cho lành. Trong thời buổi kết nối toàn cầu, uy tín cá nhân hay “xếp hạng tín dụng” mà thấp, thì chỉ dẫn đến sự tự cô lập và dần trở nên yếu hèn mà thôi.
Nói về ý nghĩa và cấu tạo riêng lẻ của cơ thể cũng như tư tưởng con Người có lẽ như vậy là đủ, vì tất cả mọi hoạt động hằng ngày trong cuộc sống từ học tập, vui chơi, lái xe, chơi thể thao, thi đấu hơn thua… đều đến từ sự giao thoa, hòa quyện và kết hợp nhuần nhuyễn giữa các bộ phận cũng như chức năng của chúng. 2 phần đối lập(trái-phải; trước- sau; trên- dưới; trong- ngoài…) kết hợp để trở thành 1 tổng thể không thể tách rời cũng như có liên quan mật thiết với nhau. Thiếu bên trái làm trụ, bên phải không thể phát lực; bên trái không thể tiến lên nếu bên phải không lùi lại(so với góc nhìn của bên trái; đứng im so với góc nhìn độc lập). Bên trái không thể bước lên nếu thiếu bên phải ấn xuống. Phía trên chỉ huy phía dưới, sinh năng lại được cấp từ dưới lên trên. Bên ngoài bảo vệ bên trong, bên trong sinh ra bên ngoài… Con người hay vạn vật đều có cấu tạo đối lập, mục đích đồng thuận(2->1), Từ ánh sáng- bóng tối, thiên đàng- địa ngục tới trục tung, trục hoành tới 1 đơn vị, hình tròn, hình cầu, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hạt, tế bào, phôi thai, loài vật, đồng xu, sướng- khổ, giàu- nghèo, vui- buồn, chất- lượng… Hiểu được lẽ của 1 sẽ giúp ta nhìn thấu được sâu bên trong vạn vật cũng như tâm can con người thông qua những biểu hiện từ biểu cảm, hình dáng, hành vi… từ đó đoán biết được điều gì sẽ tới.
2 cực(+;-) của một vấn đề: Nhị nguyên;
Tồn tại(1) và không tồn tại(0): Nhị phân.
Để giữ được sự cân bằng cũng như mối liên kết và sự ăn khớp nhuần nhuyễn giữa các mặt đối lập chắc có lẽ chỉ có một cách duy nhất đó là luyện tập và kỷ luật trong luyện tập, con người hơn thua nhau cũng chỉ ở điểm này, khả năng biến n => 1 => n. Thành thạo trong việc hiểu, áp dụng, thao túng luật của 1 luôn là điều quan trọng nhất đối với mọi Thực thể tồn tại ở mọi thời kì. Luật của 1(định luật bảo toàn; 100%, tương- tuyệt đối) hiện diện khắp mọi nơi, từ vi mô tới vĩ mô, từ Toán học tới Vật lý lan sang Hóa học, Triết học tới Tôn giáo hay thậm chí là Huyền học, Kinh tế học tới xã hội học, Không gian- Thời gian, vật chất- năng lượng… Hay thậm chí là cả vòng đời của 1 con người, đấng Tạo hóa… Nếu ví thế giới này là một thị trường, thì con Người chính là hiện thân của tiền tệ, thực thể đưa mọi thứ có giá trị và nhu cầu sở hữu riêng lẻ trở thành một khối thống nhất. Còn nếu ví thế giới này là một cơ thể bằng xương bằng thịt, thì con Người chính là những tế bào máu có nhiệm vụ kết nối, nuôi dưỡng và bảo vệ các cơ quan.
Sau luật của 1, cảnh giới cao nhất đó là am hiểu cấu tạo, áp dụng tính chất cũng như thao túng sự hiện diện luật của 0. Về phần này, tôi chưa tiện chia sẻ ở đây, nhưng về cơ bản đó là khả năng cân bằng, biến hóa. Nếu như hiểu ý nghĩa của số 0 và áp dụng vào được trạng thái của tâm trí, thì đó chính là cảnh giới cao nhất của tinh thần hay thực tại hiện hữu.
… Còn tiếp …
Anh chị cần mua bàn ghế ăn gia đình thì tham khảo trang này bên em với nhé này ạ. Xin cảm ơn.