‘Vua’ tiêu dùng bán lẻ Việt vào top lớn nhất Đông Nam Á

Tháng mười 13, 2024

‘Vua’ tiêu dùng bán lẻ Việt vào top lớn nhất Đông Nam Á

Với hơn 28 năm hoạt động, Masan đã xây dựng nền tảng tiêu dùng với các thương hiệu mạnh trong lĩnh vực FMCG (ngành hàng tiêu dùng nhanh) với quy mô thị trường đầu ra trong nước lên đến gần 24 tỉ USD. Cùng tầm nhìn phục vụ 8 tỉ người tiêu dùng trên thế giới và chiến lược “Go Global”, Masan ước tính giá trị thị trường có thể gia tăng 131 lần.

“Go Global” để chinh phục 8 tỉ người tiêu dùng thế giới

Năm 2024, lần đầu tiên tạp chí Fortune công bố top Fortune Southeast Asia 500 – bảng xếp hạng 500 công ty hàng đầu Đông Nam Á tính theo doanh thu. Fortune đánh giá cao tầm quan trọng của khu vực Đông Nam Á khi ngày càng có nhiều thành tựu đáng chú ý trong nền kinh tế toàn cầu nhờ vào sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng và tốc độ phát triển kinh tế cao.

Việt Nam, một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, có 70 công ty nằm trong danh sách này. Ở lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng và bán lẻ, Tập đoàn Masan (Masan) là đơn vị đứng đầu danh sách với doanh thu năm 2023 đạt hơn 3,2 tỉ USD, lợi nhuận ròng sau thuế xấp xỉ 18 triệu USD.

'Vua' tiêu dùng bán lẻ Việt vào top lớn nhất Đông Nam Á- Ảnh 1.

WinMart với không gian mua sắm mới mẻ kết hợp cùng các chương trình ưu đãi lớn thu hút sự chú ý của người tiêu dùng

ẢNH: MASAN

Kết quả này không quá bất ngờ bởi trên thực tế, Masan đã xây dựng nền tảng tiêu dùng với các thương hiệu mạnh trong lĩnh vực FMCG với quy mô thị trường đầu ra trong nước lên đến gần 24 tỉ USD. Đặc biệt, với tầm nhìn phục vụ 8 tỉ người tiêu dùng trên thế giới và chiến lược “Go Global”, Masan ước tính giá trị thị trường có thể gia tăng 131 lần.

Hiện tại, mảng tiêu dùng bán lẻ với 2 công ty con là Masan Consumer và WinCommerce chiếm hơn 80% doanh thu của tập đoàn này. Các sản phẩm của Masan Consumer đã thân thuộc với người tiêu dùng Việt ở nhiều không gian sống khác nhau, từ góc bếp đến phòng khách, phòng tắm… Có 5 nhãn hiệu lớn doanh thu 150 – 250 triệu USD cho mỗi nhãn là CHIN-SU, Nam Ngư, Omachi, Kokomi, Cafe Wakeup 247.

Ở mảng bán lẻ, WinCommerce sở hữu chuỗi WinMart/WinMart+/WiN với gần 3.700 điểm bán, là chuỗi bán lẻ hiện đại có quy mô lớn nhất cả nước. Doanh thu của WinCommerce đạt 30.000 tỉ đồng năm 2023 và dự kiến tăng lên 33.000 tỉ đồng trong năm 2024, mở mới 400 – 1.000 cửa hàng trong năm nay.

Ngoài 2 “cỗ máy tăng trưởng” trên, Masan còn sở hữu các công ty con nắm giữ vị trí hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như Masan MEATLife (chuỗi giá trị thịt), Phúc Long (chuỗi bán lẻ F&B), Masan High-Tech Materials (vật liệu công nghiệp công nghệ cao)…

Áp dụng phát triển bền vững vào chiến lược kinh doanh

Không chỉ được nhắc tới với vị thế doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tiêu dùng bán lẻ có vốn hóa tỉ USD, Masan còn là đơn vị tiên phong đưa chiến lược ESG (các yếu tố về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp) vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. Là doanh nghiệp có khả năng ảnh hưởng sâu rộng và định hướng tiêu dùng đến hơn 100 triệu người Việt, các sáng kiến phát triển bền vững của Masan đặt trọng tâm vào việc mang lại giá trị cho nền kinh tế và đời sống xã hội.

'Vua' tiêu dùng bán lẻ Việt vào top lớn nhất Đông Nam Á- Ảnh 2.

Tổ hợp nhà máy chế biến Masan MEATLife

ẢNH: MASAN

Cam kết “xanh” với môi trường, Masan đầu tư bài bản vào hệ thống xử lý nước thải tiên tiến, áp dụng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt để giám sát ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến môi trường xung quanh. Điển hình, Masan Consumer đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiện đại do đối tác Hà Lan thiết kế tại các nhà máy ở Bình Dương, Hải DươngNghệ An. Trang trại chăn nuôi heo kỹ thuật cao của Masan MEATLife tại Nghệ An cũng được đầu tư hệ thống xử lý nước thải hiện đại.

Nỗ lực thực hiện mục tiêu khử carbon vào năm 2030, Masan tập trung vào việc sử dụng nguồn nhiên liệu tái tạo để cung cấp năng lượng cho các hoạt động. Hiện tại, hơn 50% tổng năng lượng tiêu thụ của Masan và cơ sở của các công ty con là các nguồn tái tạo như sinh khối và nhiên liệu sinh học. Masan Consumer đã thành công đưa năng lượng sinh khối trở thành một nguồn năng lượng chính phục vụ hoạt động kinh doanh, với tỷ lệ sử dụng trung bình là 87% tại các cơ sở khác nhau.

'Vua' tiêu dùng bán lẻ Việt vào top lớn nhất Đông Nam Á- Ảnh 3.

Sản phẩm của Masan Consumer đã thân thuộc với người tiêu dùng Việt ở nhiều không gian sống khác nhau

ẢNH: MASAN

Chú trọng thực hiện trách nhiệm xã hội, Masan đã đóng góp hơn 4.421 tỉ đồng thuế vào ngân sách nhà nước năm 2023. Ngoài việc trở thành một trong những doanh nghiệp đóng thuế nhiều nhất tại các tỉnh có cơ sở sản xuất hoạt động, Masan còn góp phần tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống của người dân địa phương.

Phát triển xã hội, bảo vệ môi trường song hành cùng quản trị doanh nghiệp là những trụ cột mà Masan luôn ưu tiên cùng với hoạt động kinh doanh. Việc áp dụng chuẩn mực ESG cao càng thể hiện doanh nghiệp có tầm nhìn dài hạn và có giá trị nội tại cao. Nhờ đó, Masan tiếp tục có tên trong Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu Việt Nam 2024 và là đơn vị dẫn đầu Khối Doanh nghiệp Niêm yết, đạt cả 3 hạng mục tiêu biểu ứng với 3 trụ cột ESG: E-Quản Lý Tài Nguyên Bền Vững; S-Chiến Lược Nhân Sự Vì Sự Phát Triển Bền Vững; G-Quản Trị Doanh Nghiệp Xuất Sắc.

'Vua' tiêu dùng bán lẻ Việt vào top lớn nhất Đông Nam Á- Ảnh 4.

Masan Group, đơn vị dẫn đầu Khối Doanh nghiệp Niêm yết, được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu Việt Nam 2024

ẢNH: MASAN

Từ thu hút nhân tài toàn cầu đến “Nơi làm việc tốt nhất châu Á”

Trên chặng đường phát triển, Masan cùng các đơn vị thành viên đều chung mục tiêu, theo đuổi lý tưởng trở thành niềm tự hào của Việt Nam với sự tin yêu của người tiêu dùng. Để thực hiện mục tiêu này, tập đoàn nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ nhân tài, luôn đầu tư vào chiến lược nhân sự bài bản.

Vừa qua, Masan thành lập Growth Center, Trung tâm Phát triển Nhân tài với mong muốn đưa Masan trở thành nơi phát huy tiềm năng nhân sự và là điểm đến cho những tài năng sẵn sàng cho tương lai. Trung tâm đã tổ chức hơn 1.700 buổi đào tạo và hội thảo về nhiều chủ đề về kỹ năng lãnh đạo, giải quyết vấn đề, ra quyết định… Các lớp học thu hút hơn 33.214 lượt nhân viên tham gia đào tạo. Song song đó, Growth Center cũng triển khai các chương trình như Mentoring, Leadership Assessment, 360 độ Feedback dành cho nhân tài và quản lý cấp cao nhằm nâng cao kỹ năng lãnh đạo và năng lực quản lý đội nhóm.

'Vua' tiêu dùng bán lẻ Việt vào top lớn nhất Đông Nam Á- Ảnh 5.

Masan Group góp phần giải quyết việc làm tại địa phương

ẢNH: MASAN

Masan với nguồn nhân lực đa dạng, bao gồm nhiều quốc tịch khác nhau: Mỹ, Úc, Ấn Độ…, mang trong mình nhiều khác biệt nhưng đều cùng chung một khát vọng – phụng sự người tiêu dùng và kiến tạo giá trị cho nền kinh tế, cho môi trường và xã hội. Năm 2024, Masan Group được vinh danh là “Nơi làm việc tốt nhất châu Á”, chiến thắng hạng mục giải thưởng đặc biệt “Doanh nghiệp có môi trường làm việc đa dạng, bình đẳng và hòa nhập” và “Doanh nghiệp có môi trường làm việc bền vững” do Tạp chí uy tín hàng đầu về nhân sự tại châu Á – HR Asia trao tặng.

Sự đa dạng trong đội ngũ nhân sự đem lại những góc nhìn, nền tảng, chuyên môn và kinh nghiệm khác nhau giúp đưa ra các chiến lược, ý tưởng và giải pháp sáng tạo đột phá trong hoạt động kinh doanh và hành trình phụng sự người tiêu dùng để hiện thực hóa tầm nhìn: “Mỗi gia đình Việt Nam mọi sản phẩm Masan, mỗi gia đình thế giới ít nhất một sản phẩm Masan”.

Theo một báo cáo của HSBC, Masan Consumer có tỷ suất lợi nhuận cao, tăng trưởng doanh thu ổn định và vượt xa đáng kể so với các công ty cùng ngành trong lĩnh vực FMCG và thực phẩm đóng gói trong khu vực.

Kể từ năm 2017 đến năm 2023, Masan Consumer tăng trưởng với tốc độ gấp 2,2 lần tốc độ thị trường chung. Trong năm 2023, công ty thiết lập mức lợi nhuận kỷ lục mới khi ghi nhận mức lãi sau thuế 7.195 tỉ đồng, tăng trưởng 30% so với năm 2022.

Năm 2024, lãnh đạo tập đoàn cho biết sẽ tập trung vào phát triển Masan Consumer, thực hiện chiến lược Go Global để trở thành đại sứ ẩm thực đến với 8 tỉ người tiêu dùng thế giới với các thương hiệu mạnh, gia tăng định giá lên mức tỉ USD, đồng thời hướng đến 10 – 20% doanh thu từ thị trường toàn cầu.

Nghiên cứu của Masan cho thấy, hiện thị trường FMCG Việt Nam có quy mô 32 tỉ USD, song Masan Consumer mới phục vụ khoảng 8 tỉ USD, tức chỉ chiếm 25%, tiềm năng thị trường còn rất lớn. Vì thế, chiến lược của Masan Consumer là nâng số “Big Brand” lên 6, thực hiện “Go Global” và trở thành công ty hàng đầu Đông Nam Á.

Những thành công ban đầu của hành trình “Go Global” gồm Chin-su đạt vị trí top 1 sản phẩm bán chạy trên sàn thương mại điện tử Coupang của Hàn Quốc, vị trí top 10 “best-seller” trên Amazon vào năm 2023. Các vị trí này đều tính theo ngành hàng tương ớt.

Omachi từ năm 2017 đến năm 2023 đã tăng gấp đôi số sản phẩm được tiêu thụ. Ban lãnh đạo Masan Consumer cũng chia sẻ lộ trình đưa Omachi trở thành thương hiệu tỉ USD. Theo đó, Omachi sẽ mở rộng thị trường mục tiêu, từ 1 tỉ USD của ngành hàng mì ăn liền lên 17 tỉ USD của ngành hàng thay thế bữa ăn tại nhà hàng (RMR). Mục tiêu này đã được hiện thực hóa bằng việc ra mắt sản phẩm lẩu tự sôi năm 2023, và thời gian tới là cơm tự chín Omachi.

Tiền thân là một nhà máy sản xuất gia vị tại TP.HCM, Masan Group đã phát triển thành tập đoàn tiêu dùng, bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam với gần 30 nhà máy, hơn 3.600 điểm bán lẻ WinMart/WinMart+/WiN trên khắp cả nước.

Không chỉ vào bảng xếp hạng 500 công ty hàng đầu Đông Nam Á năm 2024 của tạp chí Fortune lần đầu tiên công bố, Masan cũng là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu về thu hút nguồn vốn ngoại, đặc biệt trong giai đoạn thị trường vốn quốc tế tắc nghẽn. Cụ thể, năm 2023, tập đoàn đã thu hút gói tín dụng hợp vốn lên đến 650 triệu USD từ Ngân hàng BNP Paribas, Credit Suisse, HSBC, Standard Chartered và Ngân hàng United Overseas. Tháng 4.2024, Bain Capital (quỹ đầu tư tư nhân có trụ sở tại Mỹ) cũng đã hoàn tất giao dịch đầu tư 250 triệu USD vốn cổ phần vào Masan Group. Việc rót hàng trăm triệu USD đầu tư vào Masan đã khẳng định sự tin tưởng của các tổ chức tài chính ngoại vào “năng lực kép” của tập đoàn. Đó là năng lực thực thi kinh doanh, mang lại hiệu quả cao và chiến lược phát triển bền vững. Những năm gần đây, bên cạnh kết quả kinh doanh, thực hành ESG, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững là các tiêu chí được nhà đầu tư quốc tế quan tâm khi đánh giá quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp.

Tập đoàn đã triển khai tích hợp ESG vào hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách xác định các chủ đề trọng yếu đối với hoạt động của doanh nghiệp cũng như chuỗi giá trị sản xuất.

Trong năm 2024, tập đoàn tiếp tục lồng ghép ESG vào các hoạt động và quyết định kinh doanh, hướng đến tầm nhìn năm 2030 thực thi các sáng kiến đổi mới để đảm bảo phù hợp với ESG và xu hướng khí hậu.