Vùng biển Đông Nam Bộ có 33 cảng cá và 24 khu neo đậu tránh bão cho tàu cá

Tháng bảy 10, 2024

Vùng biển Đông Nam Bộ có 33 cảng cá và 24 khu neo đậu tránh bão cho tàu cá

(Xây dựng) – Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 582/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Vùng biển Đông Nam Bộ (các tỉnh từ Bà Rịa – Vũng Tàu đến Cà Mau) có 33 cảng cá và 24 khu neo đậu và trong đó có Trung tâm nghề cá lớn Bà Rịa – Vũng Tàu.

Vùng biển Đông Nam Bộ có 33 cảng cá và 24 khu neo đậu tránh bão cho tàu cá
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 582/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. (Ảnh: Nguyễn Đức)

Theo Quy hoạch, trong thời kỳ 2021 – 2030 sẽ đầu tư 5 Trung tâm nghề cá lớn đồng bộ trong hệ thống các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, kết cấu hạ tầng và dịch vụ hậu cần thủy sản tại các vùng biển.

Cụ thể xây dựng 5 Trung tâm nghề cá lớn gồm: Trung tâm nghề cá lớn Hải Phòng gắn với ngư trường vịnh Bắc Bộ tại xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng; Trung tâm nghề cá lớn Đà Nẵng gắn với ngư trường biển Đông và Hoàng Sa tại phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng; Trung tâm nghề cá lớn Khánh Hòa gắn với ngư trường Nam Trung Bộ và Trường Sa tại phường Cam Linh, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa; Trung tâm nghề cá lớn Bà Rịa – Vũng Tàu gần với ngư trường Đông Nam Bộ tại xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Trung tâm nghề cá lớn Kiên Giang gần với ngư trường Tây Nam Bộ tại xã Tây Yên A, huyện An Biên và xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.

Hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá sẽ được phát triển theo từng giai đoạn: Đến năm 2030, toàn quốc có 173 cảng cá gồm 39 cảng cá loại I, 80 căng cá loại II, 54 cảng cả loại III, đáp ứng bốc dỡ tổng lượng thủy sản qua cảng khoảng 2.983.000 tấn/năm và 160 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá (gồm 30 khu cấp vùng, 130 khu cấp tỉnh), đáp ứng nhu cầu neo đậu cho khoảng 90.600 tàu cá.

Trong đất liền có 141 cảng cá, trong đó có 33 cảng cả loại I; 55 cảng cá loại II; 53 cảng cá loại III, đáp ứng tổng lượng thủy sản qua cảng khoảng 2.750.000 tấn/năm và 125 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá gồm 20 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp vùng và 105 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp tỉnh, đáp ứng nhu cầu neo đậu cho khoảng 73.940 tàu cá.

Tại các đảo có 32 cảng cá, trong đó có 6 cảng cá loại I; 25 cảng cá loại II; 1 cảng cả loại III, đáp ứng tổng lượng thủy sản qua cảng khoảng 233.000 tấn/năm và 35 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá gồm 10 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp vùng và 25 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp tỉnh, đáp ứng nhu cầu neo đậu cho khoảng 16.660 tàu cá.

Quy hoạch theo vùng biển thì vùng biển vịnh Bắc Bộ (các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Trị): Hệ thống cảng cá có 45 cáng cả (gồm 4 cảng ở các đảo và 41 cảng ở đất liền); trong đó có 13 càng loại I, 19 cảng loại II, 13 cảng loại III đáp ứng tổng lượng thủy sản qua cảng khoảng 743.000 tấn/năm; Hệ thống khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá có 47 khu (gồm 7 khu ở các đảo và 40 khu ở đất liền); trong đó có 7 khu cấp vùng và 40 khu cấp tỉnh, đáp ứng nhu cầu neo đậu cho khoảng 24,080 tàu cá.

Vùng biển miền Trung (các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận): Hệ thống cảng cá có 82 cảng cá (gồm 21 cảng ở các đảo và 61 cảng ở đất liền), trong đó có 16 cảng loại I, 36 cảng loại II, 30 cảng loại III đáp ứng tổng lượng thủy sản qua cảng khoảng 1.088.000 tấn/năm; Hệ thống khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá có 73 khu (gồm 19 khu ở các đảo và 54 khu ở đất liền); 16 khu cấp vùng và 57 khu cấp tỉnh, đáp ứng nhu cầu neo đậu cho khoảng 39.920 tàu cá.

Vùng biển Đông Nam Bộ (các tỉnh từ Bà Rịa – Vũng Tàu đến Cà Mau) với Hệ thống cảng cá gồm 33 cảng cá (gồm 3 cảng ở các đảo và 30 cảng ở đất liến), trong đó có 7 cảng loại I; 17 cảng loại II; 9 cảng loại III đáp ứng tổng lượng thủy sản qua cảng khoảng 713.000 tấn/năm. Hệ thống khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá có 24 khu (gồm 2 khu ở các đảo và 22 khu ở đất liền), trong đó có 4 khu cấp vùng và 20 khu cấp tỉnh, đáp ứng nhu cầu neo đậu cho khoảng 17.000 tàu cá.

Vùng biển Tây Nam Bộ (các tỉnh từ Cà Mau đến Kiên Giang): Hệ thống cảng cá có 13 cảng cá (gồm 4 cảng ở các đảo và 9 cảng ở đất liền). Trong đó, có 3 cảng loại I; 8 cảng loại II; 2 cảng loại III đáp ứng tổng lượng thủy sản qua cảng khoảng 439.000 tấn/năm. Hệ thống khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá có 16 khu (gồm 7 khu ở các đảo và 9 khu ở đất liền); trong đó có 3 khu cấp vùng và 13 khu cấp tỉnh, đáp ứng nhu cầu neo đậu cho khoảng 9.600 tàu cá.

Theo Quyết định số 582/QĐ-TTg, việc quy hoạch cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá được xác định là một trong ba khâu đột phá chiến lược, cần đầu tư phục vụ hoạt động khai thác thủy sản hiệu quả, phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm an sinh xã hội, gắn với nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá nhằm mục tiêu hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng ngành thủy sản, đáp ứng nhu cầu dịch vụ hậu cần nghề cá, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch, đảm bảo an toàn cho tàu cá và ngư dân thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nghề cá, tăng cường hội nhập quốc tế; thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái biển và góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Bạn đang đọc Tin tức xây dựng trên website hungday.com

Anh chị bên phía chủ đầu tư cần tham khảo đơn vị làm nội thất gia đình thì xem tại website này nha Kệ gỗ đựng đồ. Xin cảm ơn.