‘Vùng chết chóc’ trên đỉnh Everest

Tháng mười 21, 2024

‘Vùng chết chóc’ trên đỉnh Everest

Đây là khu vực Trại 4, nơi có những chiếc lều, áo khoác đầy màu sắc và xác đông cứng của những người đã cố gắng thực hiện chuyến lên đỉnh Everest nổi tiếng.

Có người còn gọi nơi này là “nghĩa trang bảy sắc cầu vồng” và là khu vực nằm dưới sườn núi phía bắc của đỉnh núi cao nhất thế giới, theo The Sun.

'Vùng chết chóc' trên đỉnh Everest- Ảnh 1.

Khu vực trên cùng, từ Trại 4, được cho là “vùng chết chóc”, ở độ cao 7.924m trên đỉnh Everest

ẢNH: THE SUN

Nồng độ oxy yếu, say độ cao, thời tiết khắc nghiệt như cực lạnh, tuyết lở, nguy cơ té ngã và kiệt sức đều dẫn đến tử vong.

Trong mùa leo núi năm 2023, 18 người đã thiệt mạng khi di chuyển lên và xuống đỉnh núi, khiến đây trở thành năm có nhiều người leo núi chết nhất được ghi nhận.

Everest từng cướp đi 9 mạng sống trong 11 ngày vào năm 2019. Nhà leo núi người Anh Robin Haynes Fisher chỉ cách đỉnh núi 150m khi anh bị ốm ở “vùng chết chóc” khét tiếng của ngọn núi, được biết đến với lượng oxy thấp.

Ba nhà leo núi khác đã thiệt mạng sau 12 giờ chờ đợi để lên đỉnh do quá đông đúc. Tất cả đều chết vì kiệt sức trên đường trở xuống núi, nâng số người chết lên 7 người chỉ sau một tuần.

Điều kiện đóng băng có nghĩa là thi thể của nhiều nhà thám hiểm sẽ mãi mãi được chôn cất và bảo quản trên sườn núi.

Chi phí để thu hồi thi thể lên tới hơn 100.000 USD và thường có thể dẫn đến nhiều trường hợp tử vong hơn.

'Vùng chết chóc' trên đỉnh Everest- Ảnh 2.

Con đường lên đỉnh Everest đông cứng người

ẢNH: AFP

Một số thi thể ở lại trên đỉnh Everest đã trở nên nổi tiếng. Có thể, người nổi tiếng nhất được các nhà leo núi khác đặt mệnh danh là “Green Boots”, theo đôi giày đặc biệt của ông ấy.

Được bao quanh bởi những bình oxy, thi thể đông cứng của người đàn ông nằm co ro trong nhiều năm và chết khi cố gắng trú ẩn, trong một kẽ đá mà ngày nay được gọi là “Hang Giày xanh”.

Những người leo núi thực sự đã phải giẫm lên chân của nhà thám hiểm không may mắn trên đường lên và xuống đỉnh – và thường dừng lại nghỉ ngơi, ăn nhẹ trong hang, bên cạnh thi thể.

Thi thể được cho là của Tsewang Paljor, đến từ Ấn Độ, người đã chết trong một trận bão tuyết năm 1996. Thi thể gần đây đã được di chuyển, mặc dù vẫn chưa rõ ràng bởi một số thông tin cho rằng thi thể cuối cùng đã được những người leo núi khác chôn trên núi ở một vị trí khác.

Một thi thể khác được mệnh danh là “Người đẹp ngủ trong rừng” là của Francys Arsentiev, người Mỹ, đã chết cùng chồng là Sergei khi họ cố gắng cùng nhau leo lên ngọn núi.

Bà Arsentiev đã lên đến đỉnh cao vào năm 1998, trở thành người phụ nữ Mỹ đầu tiên làm được điều đó mà không cần bình dưỡng khí, nhưng lại gặp rắc rối trên đường xuống.

'Vùng chết chóc' trên đỉnh Everest- Ảnh 3.

“Thung lũng cầu vồng” nơi có nhiều thi thể người và những lều trại bỏ lại

ẢNH: AFP

Cặp đôi bị mắc kẹt và mất chỉ sau một đêm, ông Arsentiev đã bị ngã tử vong khi cố gắng giải cứu người vợ đã gục ngã.

Các nhà leo núi Ian Woodall và Cathy O’Dowd tình cờ gặp bà và từ bỏ nỗ lực lên đỉnh để ở lại chăm sóc nạn nhân trước khi họ buộc phải đi xuống vì sự an toàn của chính mình.

Cuối cùng, ông Woodall đã quay trở lại vào năm 2007 để tìm thi thể, quấn nó trong một lá cờ Mỹ và hạ xuống khỏi rìa núi để khuất tầm nhìn, có thể đó cũng là nơi an nghỉ của chồng bà.

Không chỉ những thi thể bị bỏ lại phía sau, mà cả những thùng rác đầy màu sắc từ những người đã lên tới đỉnh thành công và quay trở lại nền văn minh.

Phương tiện truyền thông xã hội đã phơi bày tình trạng rác bẩn của khách du lịch rời khỏi khu cắm trại trên đỉnh cao nhất thế giới với những hình ảnh và video gây sốc cho thấy một đống rác bừa bãi.


Anh chị gia đình đang tham khảo mẫu giường spa gỗ để làm massage cho ông bà, anh chị. Liên hệ ngay bên Nội Thất Hùng Iota nhé, đơn vị sản xuất giường spa giá rẻ tại xưởng.