VƯƠNG QUỐC ANH PHÁ SẢN

Tháng tám 19, 2024

Vương quốc Anh đã từng là biểu tượng của quyền lực và sự giàu có phồn vinh khi họ đi xâm lược và cướp bóc các thuộc địa như Ấn Độ, Châu Phi, châu Úc, HongKong,… dưới hình thức Đế quốc từ giữa thế kỷ 18. Sau 200 năm sống trong phồn vinh từ hào quang cũ, Vương quốc Anh hiện nay đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội tồi tệ nhất trong lịch sử. Tính đến năm 2024, trong khi mức nợ công của Đức chiếm 63,74% GDP, Ireland ở mức 42,5%, Ấn Độ ở mức 58,2%, thì nợ của Vương quốc Anh lại chiếm đến 99,5% GDP của họ.

Mức % nợ công trên GDP năm 2024 của Đức, Ireland, Ấn Độ và Vương Quốc Anh
Đất nước này cũng đang chứng kiến sự gia tăng mạnh nhất về chỉ số nghèo đói tuyệt đối trong 30 năm qua, nghĩa là người dân của họ không có đủ thu nhập để trang trải một cuộc sống tối thiểu. Giá cả hàng hóa tăng và chỉ số lạm phát lên hơn 11%. Đó rõ ràng là con số cao nhất trong 40 năm qua của Vương Quốc Anh. 
Không thể tăng thuế, không thể thực sự để nợ lên cao hơn được nữa khi cứ mỗi tháng trôi qua, có đến 2 triệu người ở Anh phải nhịn đói trong 1 ngày. Nếu bạn loại bỏ thủ đô London khỏi Vương quốc Anh, đất nước này cũng nghèo như Mississippi, bang nghèo nhất của Mỹ. Vì vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào mà nền kinh tế Vương quốc Anh rơi vào tình trạng khủng khiếp như vậy? 

Nguyên nhân chính của việc Anh tuyên bố phá sản là từ sự kiện BREXIT 2016

Câu chuyện bắt nguồn từ năm 2016 khi Vương quốc Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu, cái mà chúng ta vẫn quen gọi là sự kiện BREXIT. Vào ngày 23 tháng 6 năm 2016, trong một cuộc trưng cầu dân ý, người dân Vương quốc Anh đã bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu với tỷ lệ phiếu bầu 51.9%. Và đây là lý do mà sự khủng hoảng trong nền kinh tế của Vương Quốc Anh bắt đầu. 
Tỷ lệ bỏ phiếu rời Liên Minh Châu Âu của Vương Quốc Anh

Tỷ lệ bỏ phiếu rời Liên Minh Châu Âu của Vương Quốc Anh
Trước khi đi sâu vào Brexit, chúng ta cần nhắc lại về sự thành lập Liên minh châu Âu. Sau khi Thế chiến II kết thúc, các nhà lãnh đạo của các nước châu Âu nhận ra rằng nếu họ hành động như các quốc gia riêng lẻ và cạnh tranh với nhau, họ sẽ lãng phí rất nhiều tiền của và nhân lực.
Ví dụ hãy nhìn vào bản đồ châu Âu. Các nước châu Âu có diện tích quá nhỏ, nếu mọi quốc gia đều phải chi tiêu cho quân sự để bảo vệ biên giới sẽ rất tốn kém. Hay nói đến khía cạnh kinh tế, một quốc gia giống như Hungary, một quốc gia không giáp biển. Nếu đất nước này muốn giao thương với thế giới bằng việc tiếp cận Biển Bắc, họ sẽ phải trả thuế cho Áo và Đức vì sử dụng lãnh thổ của các nước này. Đây là lý do mà vào năm 1952, sáu quốc gia Bỉ, Pháp, Đức, Ý, Luxembourg và Hà Lan quyết định thành lập Cộng đồng than và thép châu Âu (ECSC).
Năm 1952, sáu quốc gia Bỉ, Pháp, Đức, Ý, Luxembourg và Hà Lan quyết định thành lập Cộng đồng than và thép châu Âu (ECSC)

Năm 1952, sáu quốc gia Bỉ, Pháp, Đức, Ý, Luxembourg và Hà Lan quyết định thành lập Cộng đồng than và thép châu Âu (ECSC)
Sở dĩ gọi là Cộng đồng than thép, vì giai đoạn này Pháp cần nhiều than và thép; Đức cung cấp các nguyên liệu này cho Pháp để giúp họ tái thiết sau chiến tranh; tương tự, Đức đã có thể bán than và thép cho các thành viên khác; nó đã có thể tạo ra lợi nhuận để Đức phát triển kinh tế và giảm nợ. Tương tự, các quốc gia khác như Ý, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg, họ có thể tiếp cận thương mại với các quốc gia có dân số lớn hơn như Đức và Pháp. Cộng đồng than thép châu Âu giúp các doanh nghiệp ở các quốc gia này có thể buốn bán, kinh doanh, thương mại, dịch vụ lẫn nhau mà không phải chịu thuế hay bất cứ rào cản nào. Liên minh này đã thành công đến mức ngày càng có nhiều nước châu Âu gia nhập và nhanh chóng lên đến 27 quốc gia thành viên. Và vào năm 1993, Liên minh này đã phát triển thành một trong những liên minh mạnh nhất trên thế giới cho đến ngày nay – Liên minh châu Âu (EU). 
27 quốc gia tham gia Liên Minh Châu Âu

27 quốc gia tham gia Liên Minh Châu Âu

Tất cả các quốc gia tham gia Liên minh châu Âu đều có 3 đặc quyền lớn. 

Điều đầu tiên mà các quốc gia này được hưởng là quyền công dân EU, có nghĩa là tất cả công dân của Liên minh châu Âu có thể di chuyển và cư trú tự do ở bất kỳ quốc gia nào thuộc Liên minh này. 
Điều thứ hai là trong Liên minh châu Âu: Hàng hóa, dịch vụ và dòng tiền có thể di chuyển qua biên giới quốc gia mà không có bất kỳ rào cản nào, ví dụ, một doanh nghiệp Nội thất ở Hy Lạp có thể  bán đồ nội thất của mình ở Anh và không phải chịu thuế bổ sung cũng như không có quy định thương mại nào cả. 
Điều thứ ba là đối với các nước nhỏ, Liên minh châu Âu đã mang lại lợi thế cho họ trong các cuộc đàm phán thương mại. Ví dụ, hãy tưởng tượng nếu một quốc gia nhỏ như Hungary và một quốc gia lớn như Ấn Độ ngồi vào bàn đàm phán, ai sẽ chiếm thế thượng phong trong? Ấn Độ có dân số 1,4 tỷ người trong khi dân số Hungary là chỉ 10 triệu vì vậy nếu họ ký kết một hiệp định thương mại song phương, Ấn Độ có thể nói với Hungary rằng chúng tôi sẽ cho phép ngành công nghiệp ô tô của bạn tiếp cận với dân số 1,4 tỷ người đồng thời được giảm thuế nhập khẩu 25%, nhưng Hungary sẽ phải giảm 50% thuế nhập khẩu đối với ô tô Ấn Độ. Tại sao ư? vì Ấn Độ là một quốc gia lớn hơn, họ cần được nhiều ưu đãi hơn vì đang cho đối phương (Hungary) quyền tiếp cận một thị trường lớn hơn so với chiều ngược lại. Tuy nhiên, nếu đại diện ngồi lên bàn đàm phán là EU, thay vì là một quốc gia riêng lẻ thương lượng với Ấn Độ, toàn bộ Liên minh châu Âu sẽ ngồi xuống với Ấn Độ để đàm phán. Khi này, đối tác của Ấn Độ là Liên minh châu Âu với dân số 447 triệu người, GDP bình quân đầu người 52.000 Đô la. Điều này làm cho cán cân trên bàn đàm phán trở nên cân bằng hơn. Trong khi Ấn Độ có dân số 1,4 tỷ người, và GDP bình quân đầu người cũng chỉ là 2.700 đô la. Có thể thấy, nếu bạn được đại diện bởi Liên minh châu Âu, bạn sẽ có sức mạnh thương lượng tốt hơn nhiều so với việc tự mình đứng ra đàm phán. 
Hungary sẽ rất thất thế khi ngồi vào bàn đàm phán với Ấn Độ nếu không có Liên Minh Châu Âu

Hungary sẽ rất thất thế khi ngồi vào bàn đàm phán với Ấn Độ nếu không có Liên Minh Châu Âu
Với rất nhiều lợi ích như vậy, câu hỏi được đặt ra là tại sao Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu? Đây là ba trong số những lý do quan trọng nhất khiến Vương quốc Anh rời khỏi EU.
Lý do đầu tiên là Vương quốc Anh nghĩ rằng Liên minh châu Âu được hưởng lợi nhiều hơn từ họ so với những lợi ích mà họ nhận lại.
Ví dụ, từ năm 2012 đến 2016, khối lượng cá mà ngư dân EU đánh bắt ở vùng biển Anh là 3.040.000 tấn, trong khi ngư dân Anh chỉ đánh bắt được 990.000 tấn cá ở vùng biển EU. Tương tự vào năm 2013, tổng đóng góp của Vương quốc Anh cho ngân sách Liên minh châu Âu là 17.07 tỷ Euro nhưng họ chỉ nhận lại 6.31 tỷ Euro. Người Anh cảm thấy như họ đang bị Liên minh châu Âu cướp đi tài sản của mình. 

Lý do thứ hai khiến họ mong muốn rời đi đó là vấn đề nhập cư, trong khi Liên minh châu Âu công dân các nước có thể di chuyển xuyên biên giới, nhiều người từ các nước kém phát triển hơn vào Vương quốc Anh khiến dân số nước ngoài tăng gần gấp đôi từ 5,3 triệu người vào năm 2004 lên hơn 9,5 triệu người vào năm 2021, chiếm khoảng 12% toàn bộ dân số Anh, vì vậy người Anh cảm thấy lo lắng khi họ bị giảm cơ hội việc làm, giá nhà ở tăng cao (do nhu cầu tăng lên) cũng như tiền lương bị giảm đi (do nguồn cung lao động dồi dào hơn).
Lý do thứ ba đó là việc Vương quốc Anh cảm thấy rằng vị thế của họ có thể dễ dàng đàm phán tốt hơn với các quốc gia như Ấn Độ thay vì Liên minh châu Âu làm điều đó cho họ.
Và rồi, họ quyết định rời EU. Tuy nhiên, mọi thứ không suôn sẻ chút nào đối với Vương quốc Anh, tình hình ở Anh hiện tại không tốt chút nào: giá thực phẩm tăng 13,6% trong 12 tháng qua và chi phí nhà ở cao kỷ lục gây áp lực lên các hộ gia đình ở Anh. 

Hậu quả của việc Anh rời Liên minh châu Âu EU

Hậu quả đầu tiên đó là việc tình hình thương mại cũng trở nên tồi tệ hơn, nếu nhìn vào số liệu thống kê, chúng ta nhận thấy rằng Liên minh châu Âu là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Vương quốc Anh tính đến năm 2022. Về xuất khẩu Anh xuất sang EU chiếm 42% tổng kim ngạch xuất khẩu của họ. Về nhập khẩu, Anh nhập từ EU là 48% tổng nhập khẩu của họ. Có thể thấy, Vương quốc Anh phụ thuộc rất nhiều vào Liên minh châu Âu về thương mại. Nhưng sau Brexit, hàng hóa của Vương quốc Anh bị đánh thuế và dính phải rất nhiều thủ tục pháp lý khi xuất đến các quốc gia trong Liên minh châu Âu.
Hậu quả thứ hai, nền kinh tế Anh phải đối mặt với một vấn đề lớn, khi nước Anh không phải là nền kinh tế định hướng sản xuất, họ phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu Dịch vụ mà cụ thể ở đây là Dịch vụ tài chính. Và kinh tế dịch vụ sẽ chịu thiệt hại nhiều hơn so với kinh tế sản xuất. Vì sao vậy? Có ba lý do đơn giản:
Thứ nhất, sản xuất các ngành công nghiệp có thể tạo ra nhiều việc làm hơn so với các ngành dịch vụ, và điều này dành cho cả những người có chuyên môn cũng như lao động phổ thông. Ví dụ dịch vụ tài chính cần những chuyên gia và những người có chuyên môn cao mới có thể làm được, nhưng ngành sản xuất dệt may có thể sử dụng hàng triệu người lao động phổ thông, điều này giải quyết được vấn đề thất nghiệp của đất nước tốt hơn. Nói cách khác, lĩnh vực sản xuất cung cấp nhiều cơ hội việc làm hơn so với khu vực dịch vụ.
Thứ hai, khi diễn ra khủng hoảng, kinh tế dịch vụ gặp nhiều thiệt hại hơn so với kinh tế sản xuất. Ví dụ như trong cuộc suy thoái năm 2008; trong khi ngành dịch vụ tài chính và dịch vụ tiếp thị của Hoa Kỳ cũng như Anh bị ảnh hưởng lớn, thì  các công ty sản xuất như Nestle, P&G và Unilever không bị ảnh hưởng quá nhiều. Vì trong khi mọi người có thể cắt giảm chi tiêu cho các dịch vụ tài chính và tiếp thị, họ lại không thể cắt giảm các nhu yếu phẩm như dao cạo râu, chất tẩy rửa và thực phẩm trẻ em.
Cuối cùng, trong khi sản xuất có thể dễ dàng mở rộng để tăng xuất khẩu, việc mở rộng quy mô một công ty dịch vụ là rất khó. Ví dụ, Apple muốn tăng sản lượng iPhone từ 10.000 lên 20.000 chiếc, họ có thể tuyển dụng, đào tạo và triển khai người trong vòng vài tuần và trên hết, tất cả những gì phải làm là mua máy mới và chạy với công suất cao hơn. Nhưng nếu đó là ngành dịch vụ, phải phát triển từ 20 lên 30 khách hàng trong doanh nghiệp dịch vụ tài chính của mình thì rất khó khăn. 
Bây giờ nếu bạn nhìn vào nền kinh tế của Vương quốc Anh, 81% GDP của đất nước này phụ thuộc vào dịch vụ và nếu bạn nhìn vào mảng sản xuất của họ, nó đã bị đình trệ trong hơn một thập kỷ qua. Sau Brexit, ngành dịch vụ phải tuân thủ quy định của 27 quốc gia EU về các dịch vụ pháp lý và tài chính, điều này khiến ngành dịch vụ của Vương quốc Anh bị gián đoạn.
Lý do cuối cùng, vì Brexit, Vương quốc Anh cũng đang chứng kiến sự thiếu hụt lao động trầm trọng. Tính đến năm 2021, 200.000 công dân EU đã rời Vương quốc Anh sau Brexit, ngoài ra Vương quốc Anh thiếu hơn 100.000 tài xế xe tải và điều tồi tệ hơn nữa là họ cũng thiếu 30.000 y tá trong bệnh viện và tính đến năm 2024, có 889.000 vị trí cần tuyển dụng ở Anh. Do đó Vương quốc Anh đang gặp khó khăn ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu đang phát triển trở lại.
Tồi tệ hơn nữa, đồng bảng Anh đang mất giá điều này tiếp tục gây ra lạm phát và khiến cho mọi người trở nên nghèo hơn. Tất cả những điều này kết hợp lại Vương quốc Anh hiện đã bước vào một vòng luẩn quẩn, nơi chính phủ không chi tiêu cho Y tế và Phúc lợi cho người dân, mọi người không thể làm việc vì thiếu chuyên môn hoặc được trả lương quá thấp, những người này không kiếm được tiền cũng không dám chi tiêu. Điều này khiến nền kinh tế Anh không tăng trưởng chút nào.

KẾT LUẬN

Đây là câu chuyện về Brexit của Liên minh châu Âu và tác động của nó đối với nền kinh tế Anh và toàn bộ câu chuyện này là lý do dẫn đến việc Anh tuyên bố phá sản. Nếu thấy hay, hãy ủng hộ Bách khoa toàn thư bằng 1 Like, Subscribe nhé! See youuu