Xanh hóa khu công nghiệp để phát triển bền vững
Xanh hóa khu công nghiệp để phát triển bền vững
(Xây dựng) – Chính xu thế phát triển bền vững tất yếu và nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp, nhà đầu tư đang tạo ra động lực cho nhiều khu công nghiệp (KCN) trên cả nước từng bước thay đổi, chuyển dịch theo hướng bền vững, sinh thái.
Xanh hóa KCN để phát triển toàn diện, bền vững. |
Xu hướng tất yếu của các khu công nghiệp
Trao đổi tại Diễn đàn Thúc đẩy phát triển bền vững KCN Việt Nam, đại diện các Bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia và đại diện các doanh nghiệp đã thảo luận, trao đổi về các vấn đề đang được quan tâm trong phát triển KCN theo hướng xanh, bền vững tại Việt Nam như: Hiện trạng phát triển KCN Việt Nam và góp ý xây dựng chính sách phát triển KCN bền vững; Đánh giá về thực trạng tăng phát thải CO2 tại các KCN Việt Nam hiện nay; Xu hướng toàn cầu về phát triển KCN bền vững; Kinh nghiệm, phát triển mô hình KCN cộng sinh – kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí carbon, xanh hóa KCN; Phát triển logistics, hoàn thiện chuỗi cung ứng xanh trong các KCN; Xây dựng mạng lưới KCN bền vững tại Việt Nam; Quản lý khu công nghiệp; Ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số vào phát triển bền vững KCN Việt Nam…
Bà Vương Thị Minh Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chia sẻ, trong thời gian qua đã có nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển các mô hình KCN mới theo định hướng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. Theo bà Hiếu, hiện nay cả nước có khoảng 418 KCN đã được thành lập, trong đó có 298 KCN đi vào hoạt động với tổng diện tích khoảng 92,2 nghìn ha. Vì vậy, dư địa để phát triển các KCN xanh, bền vững là rất lớn.
Xanh hóa KCN là yêu cầu và xu hướng tất yếu. |
Ngoài ra, Chính phủ cũng quy định mô hình khu kinh tế có nhiều chức năng bao gồm cả khu công nghiệp. Do đó, việc phát triển đồng bộ, phát triển xanh trong hệ thống khu công nghiệp, khu kinh tế sẽ có những đóng góp tích cực và đáng kể vào nỗ lực chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết.
Đại diện các nhà đầu tư và kinh doanh hạ tầng KCN trên địa bàn một số tỉnh, thành phố cho biết, hiện nay nhu cầu hạ tầng, mặt bằng KCN phục vụ sản xuất kinh doanh tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài thường đặt ra yêu cầu đáp ứng về các kho hàng hiện đại, kết nối với các dịch vụ hỗ trợ hoàn thiện thủ tục đầu tư kinh doanh, đào tạo, tuyển dụng nhân lực, kết nối hạ tầng vận tải, logistics… theo hướng liên kết những dịch vụ chung mà các doanh nghiệp có thể cộng sinh, cùng sử dụng, khai thác.
Chính xu thế phát triển bền vững tất yếu và nhu cầu của các khách hàng doanh nghiệp, nhà đầu tư đang tạo ra động lực cho nhiều KCN trên cả nước từng bước thay đổi, chuyển dịch theo hướng bền vững, sinh thái.
Ông Ling Foong, Giám đốc Phát triển bền vững Frasers Property Vietnam bày tỏ, trở thành “điểm nóng” về sản xuất công nghiệp và hậu cần đồng nghĩa với nhu cầu phát triển các KCN chất lượng cao tại Việt Nam ngày càng tăng nhằm mang lại môi trường làm việc hiệu quả, tiết kiệm chi phí vận hành, thúc đẩy sự gắn bó giữa người lao động với doanh nghiệp.
Nhìn lại sự phát triển của mô hình KCN tại Việt Nam trong những thập kỷ gần đây, ông Ling Foong cho biết, KCN trải qua 4 giai đoạn chuyển đổi từ KCN cơ bản thành mô hình công nghiệp đô thị vệ tinh thông minh để có thể đáp ứng các yếu tố sản xuất, sinh hoạt, nghỉ ngơi và giải trí.
Nhân rộng thực hiện KCN sinh thái
Phát biểu khai mạc Hội thảo tổng kết Dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu”, ông Lê Thành Quân – Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá cao đóng góp của dự án trong việc đẩy mạnh triển khai mô hình KCN sinh thái, phù hợp với Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, các cam kết trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thực hiện kinh tế tuần hoàn và hiện thực hóa mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam vào năm 2050.
Theo ông Lê Thành Quân, cần tiếp tục nhân rộng việc thực hiện KCN sinh thái trong thời gian tới, xây dựng hệ thống thông tin để đánh giá, chứng nhận và giám sát hoạt động của các KCN sinh thái, kết hợp với tăng cường cơ chế đối thoại công tư. “Tăng cường năng lực và cơ chế điều phối chặt chẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chương trình nghị sự về tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn của Việt Nam”, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.
Cần tiếp tục nhân rộng việc thực hiện KCN sinh thái trong thời gian tới. |
Cũng tại Hội thảo, bà Lê Thị Thanh Thả, đại diện quốc gia UNIDO tại Việt Nam đánh giá cao cam kết của Chính phủ Việt Nam trong phát triển KCN sinh thái và mối quan hệ hợp tác gắn bó chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sự tham gia tích cực của các bộ, ngành, địa phương liên quan; Ban quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế; nhà đầu tư phát triển hạ tầng KCN và các doanh nghiệp trong KCN đã tham gia dự án. Bà Thảo tin tưởng những lợi ích đáng kể về kinh tế, môi trường và xã hội từ dự án sẽ góp phần lan tỏa việc thực hiện mô hình KCN sinh thái để phát triển công nghiệp toàn diện và bền vững ở Việt Nam.
Bà Sibylle Bachmann, Trưởng Cơ quan Hợp tác phát triển, Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Việt Nam nhấn mạnh vai trò quan trọng của dự án trong việc tạo điều kiện phát triển công nghiệp bền vững và thịnh vượng. Với sự hỗ trợ của Dự án, Việt Nam đã ban hành các quy định liên quan đến quản lý chất thải rắn công nghiệp, tái sử dụng và tái chế nước thải. Trong giai đoạn sắp tới, Chính phủ Thụy Sĩ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thông qua UNIDO trong việc hiện thực hóa các chính sách vào thực tiễn.
Bạn đang đọc Tin tức xây dựng trên website hungday.com
Anh chị bên phía chủ đầu tư cần tham khảo đơn vị làm nội thất gia đình thì xem tại website này nha Kệ gỗ đựng đồ. Xin cảm ơn.